Bệnh phỏng rạ cách nhận biết và tuyệt chiêu đẩy bay phỏng rạ nhanh, hiệu quả nhất
Tưởng chừng là bệnh ngoài da đơn giản, nhưng phỏng rạ nếu không trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng trầm trọng. Phỏng rạ là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng đối tượng có hệ miễn dịch kém như trẻ em lại càng nguy hiểm hơn. Để bảo vệ con mình đúng cách, cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh phỏng rạ ở trẻ em và 6 tuyệt chiêu đẩy bay phỏng rạ hiệu quả nhất nhé.
Bệnh phỏng rạ ở trẻ em và 6 tuyệt chiêu đẩy bay phỏng rạ hiệu quả nhất, bạn đã biết?
Bệnh phỏng rạ ở trẻ em là gì?
Phỏng rạ hay còn gọi là thủy đậu là bệnh gây ra bởi một loại virus. Khi bị phỏng rạ, biểu hiện ban đầu của bé sẽ là mệt mỏi, sốt nhẹ, đồng thời các nốt mẩn đỏ dạng mụn nước sẽ bắt đầu xuất hiện trên da.
Các mụn nước phỏng rạ ban đầu sẽ xuất hiện trên đầu, mặt, sau đó trong vòng 24h lan rộng toàn cơ thể trẻ. Phỏng rạ khiến bé cảm thấy khó chịu và ngứa ngáy nên có thể sẽ dùng tay để gãi gây loét mụn và nhiễm trùng. Đặc biệt, trong suốt thời gian cơ thể trẻ phát ban đỏ sẽ có khả năng lây lan cho người khác thông qua dịch từ mụn nước.
Nhiều phụ huynh nghĩ phỏng rạ chỉ là bệnh ngoài da đơn giản. Thế nhưng bạn hãy nhớ nếu không được điều trị kịp thời phỏng rạ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình như nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, thậm chí là viêm não và có khả năng gây tử vong.
Do đó mà ngay khi bắt đầu phát hiện các dấu hiệu phỏng rạ, phụ huynh phải tìm ra biện pháp điều trị sớm nhất cho con mình để bệnh không trở nặng và nghiêm trọng hơn.
Cha mẹ phải biết cách phân biệt mẩn đỏ của phỏng rạ với nhiều bệnh ngoài da khác
6 tuyệt chiêu đẩy bay phỏng rạ hiệu quả nhất
Tắm bằng nước lá
Quan điểm kiêng nước khi bị phỏng rạ ở trẻ là không đúng và còn làm cho mụn nước dễ bị nhiễm trùng.
Thay vì kiêng, bạn nên tắm cho bé bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước lá để vệ sinh sạch sẽ cơ thể. Một số loại lá được dùng để đun nước tắm cho bé như lá dâu, lá tre, lá sầu đâu hay lá tía tô, tất cả đều cần được rửa sạch trước khi nấu.
Tuy nhiên bạn nên tắm nhanh cho bé, tránh ngâm nước lâu có thể gây viêm nhiễm da trong quá trình bị phỏng rạ. Chú ý tránh gió cho bé.
Sử dụng các bài thuốc đông y
Từ trước đến nay theo quan niệm chữa bệnh của người Việt ta, các vị thuốc đông y luôn lành tính và có hiệu quả trị bệnh cao. Phỏng rạ ở trẻ em cũng không ngoại lệ khi có thể được trị khỏi bởi các bài thuốc đông y khi mới phát hiện ở mức độ nhẹ.
Theo đông y có 2 bài thuốc sắc uống cho trẻ uống 1 lần ngay khi xuất hiện các dấu hiệu sốt nhẹ, mệt mỏi mang lại hiệu quả cao.
Thứ nhất là dùng các nguyên liệu vỏ đậu xanh, lá tre, hoàng đằng, rễ cây sậy, cam thảo, ngân hoa và sinh địa. Thứ hai là kết hợp lá tre, cam thảo, rễ cây sậy, bạc hà, ngân hoa và lá dâu.
Một số bài thuốc đông y có tác dụng hỗ trợ điều trị phỏng rạ ở trẻ
Sử dụng thuốc xanh Metilen để bôi ngoài da
Các mụn nước phỏng rạ thực tế có thể để lại sẹo trên cơ thể sau này nếu không được chăm sóc đúng cách.
Khi bé bị phỏng rạ cha mẹ không được để bé gãi và làm vỡ những mụn nước trên toàn thân để tránh nhiễm trùng và gây sẹo. Với các mụn nước không may bị vỡ hãy dùng thuốc xanh Methylen mua ở nhà thuốc để thoa lên theo chỉ định bác sĩ.
Loại thuốc bôi này có tác dụng sát khuẩn và làm liền vết thương rất hiệu quả lại không gây kích ứng trên làn da còn non của các bé. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại kem trị sẹo người lớn thoa lên chỉ làm tình trạng của bé trầm trọng hơn.
Thuốc xanh bôi ngoài da Methylen được dùng để sát khuẩn mụn phỏng rạ
Vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ
Giữ vệ sinh cơ thể bé cũng là một trong những cách điều trị phỏng rạ hiệu quả giúp bệnh nhanh khỏi và không biến chứng. Vệ sinh toàn thân còn giúp bé đỡ ngứa và không gãi vào các mụn nước phỏng ra tránh để lại sẹo và lây lan mụn nhiều khu vực hơn
Ngoài tắm rửa hàng ngày sạch sẽ mẹ cũng nên cho con súc miệng bằng nước muối sinh lý để ngừa mụn thủy đậu mọc trong miệng và vòm họng.
Tắm sạch sẽ cho bé
Cách ly bé trong phòng riêng
Phỏng rạ là một bệnh có khả năng lây lan nhanh thông qua dịch ở mụn nước, vì thế mà khi trẻ bị bệnh hãy cách ly con ở phòng riêng.
Ngoài ra cha mẹ cũng nên nhớ vệ sinh sạch sẽ phòng của bé, không để gió ngoài tự nhiên lùa vào và tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào phòng quá nhiều.
Thêm vào đó hãy thường xuyên theo dõi các biểu hiện của cơ thể con để có biện pháp chữa trị kịp thời nếu bệnh đột nhiên chuyển biến.
Đưa bé đến bác sĩ thăm khám nếu cần thiết
Ngay khi phát hiện những dấu hiệu phỏng rạ ban đầu ở bé, nếu là người thực sự chưa có kinh nghiệm hãy đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám.
Sau khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ đưa cho bạn những lời khuyên chăm sóc con mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.
Đặc biệt cha mẹ không được tự ý sử dụng kháng sinh cho con để tránh phản ứng nguy hiểm.
Với thông tin về bệnh phỏng rạ ở trẻ và kinh nghiệm điều trị trên, hi vọng bạn đã có cái nhìn toàn diện và có thêm kiến thức chăm sóc con mình tốt hơn. Chúc bạn thành công!
Đây là Quảng Cáo