Chóng mặt ở trẻ em và top 3 nguyên nhân gây chóng mặt ở trẻ em
Chóng mặt là hiện tượng không khó gặp đối với người lớn. Tuy nhiên, nếu trẻ bị chóng mặt thì cha mẹ không nên lơ là. Bởi, chóng mặt ở trẻ em sẽ là nguyên nhân của một số căn bệnh nguy hiểm. Để giúp cha mẹ có thêm thông tin về chóng mặt ở trẻ em, hãy cùng theo dõi bài viết của chúng tôi để chăm sóc trẻ tốt hơn khi con em mình bị chóng mặt.
Chóng mặt ở trẻ em là gì?
Chóng mặt ở trẻ em được mô tả là cảm thấy choáng váng, mọi vật ở xung quanh như đang quay vòng, cơ thể mất thăng bằng. Chóng mặt không phải là bệnh mà đó sẽ là triệu chứng của một căn bệnh nào đó. Chóng mặt thường gặp nhiều nhất ở lứa tuổi trưởng thành, nhưng nếu trẻ em cũng có hiện tượng đó thì cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân và đưa con đến gặp bác sĩ kịp thời.
Dấu hiệu và triệu chứng của chóng mặt
Ở người lớn, không phải lúc nào chúng ta cũng mô tả đúng triệu chứng của chóng mặt. Do đó, trẻ em cũng rất khó nhận biết dấu hiệu và triệu chứng. Tuy nhiên, có một số triệu chứng đi kèm khi chóng mặt là:
- Đầu óc quay cuồng, cảm giác bản thân mình và mọi vật xung quanh đang quay hoặc di chuyển, cơ thể cảm thấy mệt mỏi.
- Đứng không vững, mất thăng bằng.
- Có thể kèm theo các dấu hiệu đau đầu, buồn nôn.
Ở trẻ em, khi bị chóng mặt trẻ sẽ rất khó mô tả chính xác được dấu hiệu để cha mẹ có thể nhận biết. Đặc biệt là những trẻ chưa biết nói. Do đó, cha mẹ cần quan tâm, để ý sát sao mọi hành vi của con để nhận biết như: trẻ sợ ngã, không dám bước đi, tìm cách bám vào vật xung quanh,.. Từ đó, cha mẹ mới biết được tình trạng sức khỏe của trẻ để đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục.
Top 3 nguyên nhân gây chóng mặt ở trẻ em
Như đã nói ở trên, chóng mặt không phải là bệnh mà là triệu chứng đi kèm một căn bệnh nào đó. Chính vì vậy, nguyên nhân của chóng mặt có thể bởi các tác nhân sau:
- Nguyên nhân từ não bộ: Có thể gặp khi trẻ bị chấn thương sọ não, triệu chứng chóng mặt sẽ xuất hiện. Khi trẻ bị chóng mặt kèm theo hiện tượng nôn, không sốt, cơ thể mất thăng bằng. Bác sĩ sẽ nghĩ đến một khối u ở hố não sau là nguyên nhân.
- Nguyên nhân do nhiễm khuẩn: Có thể trẻ bị nhiễm virus cúm (kèm theo sốt), bị viêm tai giữa (kèm theo hiện tượng rung giật nhãn cầu), viêm màng não (kèm nhức đầu, sợ ánh sáng, cứng gáy,…)
- Nguyên nhân về thần kinh: những trẻ bị động kinh tâm thần cũng sẽ bị chóng mặt. Ngoài ra, một số trường hợp chóng mặt đột ngột, không có các dấu hiệu bất thường đến tai, không có triệu chứng khác kèm theo thì khả năng cao trẻ bị bệnh thần kinh tiền đình.
Ngoài ba nguyên nhân chính kể trên, có một nguyên nhân khác phổ biến hơn nhưng an toàn, lành tính và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đó là do tư thế thay đổi đột ngột như: đổi tư thế đầu từ thẳng sang cúi đầu, trẻ đang ngủ rồi thức dậy đột ngột, ngước đầu lên cao,… Dù khá an toàn nhưng cha mẹ cũng nên theo dõi trẻ qua nhiều ngày, nếu lặp lại nhiều lần nên đưa trẻ đi khám kịp thời.
Một số phương pháp chẩn đoán và điều trị chóng mặt
Mọi lời khuyên chỉ là tham khảo, do đó để điều trị hiệu quả, bạn cần đưa trẻ đến thăm khám và nhận tư vấn từ các bác sĩ có chuyên môn.
Để chẩn đoán chóng mặt xuất phát từ nguyên nhân nào, bác sĩ sẽ hỏi thông tin về thời gian, tần suất của chóng mặt, hỏi thăm tình hình sức khỏe của trẻ. Sau đó, áp dụng một số phương pháp như:
- Khám lâm sàng.
- MRI hoặc chụp CT Scaner.
- Khám hệ thần kinh trung ương.
- Kiểm tra khả năng thăng bằng khi trẻ đi lại.
- Kiểm tra tính lực, cử động của mắt, đầu, thay đổi các tư thế,…
Khi đã chẩn đoán được nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và kê thuốc tùy theo từng trường hợp.
Biện pháp giúp giảm tình trạng chóng mặt ở trẻ em
Để giảm tình trạng chóng mặt ở trẻ em, cha mẹ nên áp dụng một số thói quen sinh hoạt sau:
- Tránh thay đổi tư thế quá đột ngột, cẩn thận khi đi lại. Khi chóng mặt nên nằm nghỉ ngơi, không nên đi lại nhiều.
- Cho trẻ uống đủ nước, chế độ ăn uống phù hợp, đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc và không làm trẻ cảm thấy stress.
- Không nên cho trẻ ăn quá nhiều muối, tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với các chất kích thích.
- Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thể thao thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh hơn.
Với những biện pháp đơn giản nêu trên, bạn có thể giúp trẻ hạn chế các cơn chóng mặt. Điều quan trọng là hãy bổ sung cho con đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng chống lại các tác nhân gây chóng mặt.
Bài viết trên đã cung cấp cho cha mẹ những thông tin hữu ích về chóng mặt ở trẻ em. Chóng mặt không phải bệnh, mà hầu hết sẽ được điều trị khỏi. Tuy nhiên cũng có thể lặp lại. Do đó, cha mẹ hãy quan tâm và chăm sóc cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh.
Đây là Quảng Cáo