fb
Giỏ hàng

Giới thiệu về nhụy hoa nghệ tây – Saffron, thành phần và tác dụng đối với sức khỏe

Saffron la gi

Nhụy hoa nghệ tây màu đỏ thẫm rực rỡ

Nhụy hoa nghệ tây – Saffron

Saffron (phiên âm /ˈsæfrən/ or /ˈsæfrɒn/) là tên của một loại gia vị được sản xuất từ nhuỵ hoa của cây nghệ tây, một loài cây lâu năm cho hoa vào mùa thu. Loài cây này thích ứng tốt với loại khí hậu đặc biệt của vùng đất Địa Trung Hải. Vì vậy những quốc gia như Iran, Hy Lạp, Maroc và Kashmir được cho là thủ phủ của việc trồng và sản xuất saffron, đặc biệt là Iran khi đất nước này sản xuất 90% số nghệ tây trên toàn thế giới mỗi năm.

Nghệ tây có thể phát triển cao đến 20–30 cm (8–12 in) và cho ra đến bốn hoa; mỗi hoa gồm ba đầu nhụy màu đỏ thẫm rực rỡ - là phần ngoài cùng của lá noãn. Cùng với các vòi nhụy, hay phần thân mà nối các đầu nhụy với cây của chúng, đầu nhụy khô được sử dụng chủ yếu trong các món ăn khác nhau như là gia vị và chất tạo màu. Saffron là một trong những loại gia vị đắt tiền nhất thế giới tính theo khối lượng, có nguồn gốc ở Hy Lạp hoặc Tây Nam Á  và lần đầu tiên được trồng ở Hy Lạp. Vì là thực vật vô tính đơn hình về mặt di truyền, nó đã từ từ sinh sôi gần như trên toàn lục địa Á-Âu và sau đó đã được đưa đến các khu vực Bắc Phi, Bắc Mỹ, và Châu Đại Dương. Nghệ tây là loại thực vật không rõ nguồn gốc trong tự nhiên, có khả năng là hậu duệ của Crocus cartwrightianus, có nguồn gốc ở Crete, C. thomasii và C. pallasii cũng có thể là tổ tiên khác của nó. Nghệ tây là một loại thực vật tam bội, không thể tự tương thích và vô sinh về mặt giống đực, nó trải qua quá trình giảm phân khác thường và do đó không có khả năng sinh sản độc lập. Tất cả mọi sự sinh sôi đều là do nhân giống thủ công với phương pháp "cắt và ghép" hoặc sử dụng một cây con vô tính ban đầu hay bằng cách lai giống giữa các loài. Nếu C. sativus là một dạng đột biến của C. cartwrightianus, vậy thì có thể nó đã xuất hiện qua sự nhân giống cây trồng, và đã được lựa chọn vì có phần nhụy thon dài, ở Kríti vào cuối thời đại đồ đồng.

Mùi vị và hương thơm như cỏ khô hay là như các chất hóa học gốc Iodine của saffron là do có chứa các hóa chất picrocrocin và safranal. Nó cũng có một chất nhuộm carotenoid là crocin, tạo ra một màu vàng óng ánh rực rỡ cho thực phẩm và vải dệt. Và lịch sử ghi nhận điều này đã được chứng thực trong một bài luận về thực vật học, được biên soạn vào thời của Ashurbanipal, thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, và saffron đã được giao dịch và sử dụng qua hơn bốn thiên niên kỷ. Hiện nay Iran chiếm khoảng 90% sản lượng saffron trên toàn thế giới do có chất lượng tốt nhất.

Nhụy hoa nghệ tây khi thu hoạch rất khó khăn cũng như tốn nhiều công sức trồng trọt. Mỗi mùa thu, hoa nghệ tây chỉ nở rộ trong vài tuần. Ngay lúc đó, những nhà sản xuất nghệ tây sẽ tập trung vào vụ thu hoạch, hái những bông hoa vào sáng sớm. Sau đó, họ nhẹ nhàng lấy nhuỵ hoa đem đi làm khô.

Mỗi cây hoa nghệ tây chỉ có 4 hoa, mỗi bông hoa có 3 nhụy, vì vậy phải mất 11.000 đến 17.000 bông hoa nghệ tây mới sản xuất ra được 1 kg thành phẩm cuối cùng. Chính vì những lý do đó, Saffron được coi là một trong những loài hoa đắt nhất thế giới (gần 700 triệu đồng/kg).

Thành phần trong Saffron

saffron

Nhụy hoa nghệ tây có chứa nhiều vitamin

Trong saffron có một loạt các loại thành phần hóa học như vitamin A, B1, B2, B3, B6, B9, C, đồng, kali, sắt, kẽm, axit folic, và một số loại sắc tố tan trong dầu như alpha-carotene, beta-carotene...

Tác dụng của nhụy hoa nghệ tây (saffron) đối với sức khỏe

Paella-with-Spice-Saffron

Nhụy hoa nghệ tây có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe

Vài năm trở lại đây, việc sử dụng nhụy hoa nghệ tây (còn gọi là saffron) để bảo vệ sức khỏe ngày càng được lan truyền rộng rãi.

Saffron được ví von như vị thuốc của thiên niên kỉ thứ 3. Những tác dụng của nhụy hoa nghệ tây trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh như mất ngủ, ung thư, trầm cảm, làm sạch máu, tăng ham muốn đã được chứng minh trong y học cổ truyền và khoa học hiện đại.

cỏ 4 láSaffron cải thiện rối loạn giấc ngủ, ngủ ngon hơn

tot cho giac ngu

Saffron giúp cải thiện rối loạn giấc ngủ, ngủ ngon hơn

Bên trong nhụy hoa nghệ tây có chứa đến hơn 150 hoạt chất khác nhau giúp tạo ra những tác động tích cực đến các cơ quan trong cơ thể. Từ đó giúp chữa lành hay hỗ trợ điều trị các chứng bệnh khác nhau. Đặc biệt hơn cả, trong saffron có chứa những hoạt chất “độc đáo” giúp chữa mất ngủ, đồng thời làm tăng chất lượng giấc ngủ lên mức tốt nhất. Khác với thuốc ngủ, Saffron có tác dụng an thần mà không mang đến tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi,… Những người bị mất ngủ kinh niên, người thường gặp căng thẳng, thức khuya dậy sớm, dân văn phòng, doanh nhân, nội trợ,… là những người rất nên sử dụng Saffron.

2 hoạt chất chính trong Saffron là Crocin và Safranal có tác động tới việc giảm chứng mất ngủ cũng như hỗ trợ ngăn ngừa với các cơn đau thần kinh. Cơ chế của việc này được cho rằng đến từ tác động chống viêm, chống oxy hóa, ngăn ngừa suy giảm nhận thức do căng thẳng mãn tính.

Không những giúp cơ thể có một giấc ngủ ngon và sâu hơn, Saffron còn giúp tinh thần trở nên tốt hơn, ngừa stress và hỗ trợ ngăn chặn các bệnh liên quan đến thần kinh.

cỏ 4 láHỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm, mất trí nhớ

Hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm, mất trí nhớ

Saffron hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm, mất trí nhớ

Các chuyên gia đã chứng minh rằng, màu đỏ (đôi khi có ánh vàng) của nhụy hoa nghệ tây biểu hiện cho những hoạt chất giúp cải thiện tâm trạng. Một nghiên cứu cũ cho thấy tác dụng của nhụy hoa nghệ tây có thể tương đương thuốc chống trầm cảm theo toa liều thấp như fluoxetine hay imipramine.

Mặt khác, một đánh giá trên Tạp chí Y học Tích hợp đã kiểm tra những nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng nghệ tây trong quá trình điều trị trầm cảm ở người bệnh trên 18 tuổi. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nghệ tây đã cải thiện triệu chứng cho những người mắc chứng rối loạn trầm cảm. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định nhụy hoa nghệ tây cho những người không dung nạp được thuốc chống trầm cảm.

Nhụy hoa nghệ tây chứa hai loại hoạt chất crocin và crocetin, theo các chuyên gia, chúng có thể cải thiện khả năng học tập và chức năng bộ nhớ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy nhụy hoa nghệ tây rất có tiềm năng trong việc điều trị các bệnh ảnh hưởng đến não, chẳng hạn như Alzheimer – hội chứng suy giảm trí nhớ hay Parkinson.

cỏ 4 láSaffron công dụng cân bằng nội tiết tố

Saffron công dụng cân bằng nội tiết tố

Saffron công dụng cân bằng nội tiết tố

Một số nghiên cứu cho thấy sự kết hợp giữa nhụy hoa nghệ tây, cây hồi và hạt cần tây trong cùng một sản phẩm có công dụng như một loại thuốc giảm đau dành cho phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt.

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng khó chịu từ tâm trạng cho đến thể chất. Một số phụ nữ có cơ địa dễ bị ảnh hưởng nhiều hơn những người khác. Nếu bạn muốn đối phó với PMS nhưng lại không muốn phụ thuộc vào thuốc, bạn có thể cân nhắc dùng nhụy hoa nghệ tây.

Theo một đánh giá trên Tạp chí Sản khoa & Phụ khoa Tâm lý, khi xem xét việc sử dụng các phương pháp điều trị bằng thảo dược cho hội chứng tiền kinh nguyệt và rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) – một biến chứng nghiêm trọng của PMS, các chuyên gia đã liệt kê nhụy hoa nghệ tây vào danh sách một trong những vị thuốc điều trị hiệu quả cho các triệu chứng của hai căn bệnh trên.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác trên Tạp chí Quốc tế về Sản phụ khoa đã công nhận nghệ tây là một phương pháp điều trị các triệu chứng tiền kinh nguyệt ở phụ nữ từ 20 – 45 tuổi. Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng dùng 15mg nghệ tây hai lần mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng PMS.

cỏ 4 láPhòng ngừa các bệnh về tim mạch

Phòng ngừa các bệnh về tim mạch

Saffron giúp phòng ngừa các bệnh về tim mạch

Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2008 đối với những Tình nguyện viên trưởng thành khỏe mạnh. Trong 1 tuần, với liều 0,2Gr Saffron/ngày, không có thay đổi gì đáng kể xảy ra. Với liều 0,4Gr/ngày, Saffron có thể làm giảm huyết áp đáng kể. Kết quả trong phòng thí nghiệm cho thấy Crocin trong Saffron có tác dụng hạ huyết áp đối với cơ thể bị huyết áp cao mãn tính, và không ảnh hưởng đối với cơ thể bình thường.

Nhụy hoa nghệ tây chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau, một số có khả năng giảm huyết áp và phòng ngừa bệnh tim mạch. Theo một số nghiên cứu lâm sàng trên chuột và thỏ, nghệ tây có công dụng làm giảm huyết áp cũng như nồng độ cholesterol và chất béo trung hòa, đồng thời phòng ngừa các bệnh về tim mạch.

Ở người, nhụy hoa nghệ tây làm giảm khả năng hoạt động của cholesterol gây tổn thương mô. Các nhà nghiên cứu tin rằng những đặc tính chống oxy hóa của nghệ tây có tác dụng bảo vệ cơ thể trước các nguy cơ bệnh lý tim mạch.

Với những người huyết áp thấp, bạn dùng Saffron với liều lượng thấp hơn chỉ 5-7 sợi mỗi ngày

Bạn có thể sử dụng 3 loại nhụy hoa nghệ tây saffron Salam, saffron Shyam, saffron Jahan hàng ngày theo nhiều cách như nấu cơm, pha với nước ấm như trà hoặc uống với sữa không đường với liều lượng từ 15-30 mg để tránh tình trạng ngộ độc saffron

cỏ 4 láTác dụng của Saffron hỗ trợ cải thiện thị lực

Tác dụng của Saffron hỗ trợ cải thiện thị lực

Saffron hỗ trợ cải thiện thị lực

Saffron giúp hỗ trợ điều trị nhiễm trùng mắt và các bệnh giác mạc. Giảm các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, giảm tổn thương võng mạc. Hỗ trợ điều trị thoái hóa điểm vàng.

Carotenoid như zeaxanthine và các flavomoid trong nghệ tây làm chậm sự lão hóa của các tế bào võng mạc.

Ngoài ra, nhụy hoa nghệ tây còn có các chất “tiền vitamin A” như alpha carotene và beta carotene là chất bổ dưỡng cho mắt, làm tế bào thị lực trở nên linh hoạt hơn.

Bên cạnh các cách sử dụng đã nêu trên, bạn có thể sử dụng nghệ tây ăn kèm với salad hoặc trộn 20 miligram nghệ tây với 2 thìa cà phê mật ong ăn hằng ngày.

cỏ 4 láMột số bệnh lý cần được nghiên cứu thêm

Hiện nay, thông tin về tác dụng của nhụy hoa nghệ tây trong quy trình điều trị các bệnh như ung thư, hen suyễn… đang được lan truyền rộng rãi trên Internet với tốc độ chóng mặt. Tuy nhiên, điều này vẫn đang được các chuyên gia hàng đầu về nghệ tây nghiên cứu thêm để đưa ra bằng chứng thuyết phục.

chim cánh cụtTuy nhiên http://hoaquadaklak.com/ cũng cần lưu ý với bạn rằng Saffron là thảo dược tự nhiên, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có kết luận chính xác nhất.

Đây là Quảng Cáo