Phòng ngừa dị tật thai nhi bằng loại quả thân thuộc
Mình sinh ra tại làng chuyên trồng sầu riêng tại Đăklăk, mỗi năm mùa sầu riêng đến một lần, lại lặp lại cái lịch sử ăn sầu riêng thay cơm, mình ăn hoài không chán xíu nào, mà là sầu riêng nhà nên ăn uống thoải mái, biết luôn nguồn gốc nên cứ ăn thôi không cần lo lắng.
Lúc em có em bé cũng là mùa sầu riêng lại đến, mùi thơm lừng, ngửi thấy mùi lại muốn ăn ngay lâp tức được cái dù bầu bì nhưng không hề nghén, ba mẹ mình thì ngăn không cho ăn, nói mang bầu phải kiêng sầu riêng, vì sầu riêng nóng lắm, bầu kiêng luôn cho an toàn.
Vẫn chưa biết là bầu ăn sầu riêng có thực sự nóng không mình lên mạng lùng sục thông tin, ngõ ngách tin tức về chúng, cuối cùng cũng tìm ra được câu trả lời " thật ra không cần phải kiêng sầu riêng, chỉ cần không nên ăn nhiều quá là được, đọc xong sướng quá chạy ngay ra vườn tìm xem có quả nào rụng không để ăn ngay để bù lại ngày tháng nhịn thèm.
Các mẹ biết không, thực ra sầu riêng rất tốt cho bà bầu. Nó là loại trái cây chứa nhiều vitamin D và rất lợi cho việc ngăn chặn khuyết tật bẩm sinh liên quan đến hệ thần kinh.
Tại sao sầu riêng lại bảo vệ thai nhi khỏi các khuyết tật bẩm sinh
Dựa trên các nghiên cứu của các học giả cho thấy sầu riêng là một loại trái cây đem lại nhiều lợi ích to lớn cho cơ thể. Không phải ngẫu nhiên mà người ta đặt cho nó cái biệt danh Vua của các loại trái cây. Nó chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất quý giá như protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, vitamin B12, vitamin C, canxi, sắt, kẽm, kali và thậm chí lượng folate trong sầu riêng cũng có hàm lượng rất lớn.
Folate là dưỡng chất đặc biệt quan trọng với thai nhi. Nếu mẹ mang thai ăn khoảng 2 múi sầu riêng mỗi ngày, ước tính sẽ cung cấp tương đương 50% lượng folate theo nhu cầu mỗi ngày. Đây là một con số có sức mạnh để khuyến khích mẹ ăn sầu riêng trong khi mang thai đấy!
Để đảm bảo thai nhi không dị tật
Các chuyên gia dinh dưỡng và các bác sĩ Phụ sản đều khuyến khích mẹ bổ sung nhiều axit folic hơn trong cả thời gian chuẩn bị mang thai và thời kỳ thai nghén.
Khi chuẩn bị mang thai: Mẹ cần bổ sung thêm 400mg axit folic mỗi ngày.
Trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ: Mẹ tiếp tục duy trì bổ sung đều đặn.
Hầu hết các mẹ không được chuẩn bị để uống bổ sung thêm viên axit folic hàng ngày bởi vì các mẹ không ý thức được tầm quan trọng của nó.
Ngoài ra các mẹ có thể bổ sung thêm folate bằng cách ăn nhiều các loại rau lá xanh và trái cây như bông cải xanh, bầu, rau muống. Và đây là nguồn thực phẩm giàu axit folic để các mẹ thay thế cho sầu riêng trong trường hợp không chịu được mùi vị của nó:
½ chén đậu lăng nấu chín = 180 microgram axit folic
½ chén đậu bắp luộc = 134 microgram axit folic
1 chén măng tây nấu chín = 132 microgram axit folic
½ chén ớt chuông = 130 microgram axit folic
½ chén đậu đỏ = 114 microgram folic
½ chén bơ tươi = 80 microgram axit folic
1 ly nước cam tươi = 80 microgram axit folic
1 trái bắp lớn = 55 microgram axit folic
½ chén bông cải nấu chín = 52 microgram axit folic.
Những lưu ý cho mẹ bầu khi ăn sầu riêng
Không nên ăn quá nhiều cùng một lúc vì sẽ gây đầy bụng và cơ thể không kịp hấp thu dinh dưỡng
Tránh ăn sầu riêng vào buổi tối, trước lúc đi ngủ
Cẩn thận khi chọn mua sầu riêng vì để làm chín sầu riêng, nhiều thương lái đã chọn cách tẩm hóa chất độc hại.
Đây là Quảng Cáo