Bệnh đau bắp chân ở trẻ em, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Bệnh đau bắp chân không chỉ xảy ra ở người lớn mà nó còn xảy ra ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần có những kiến thức cần thiết để biết về hiện trạng này để biết cách chăm sóc và khắc phục sớm cho trẻ. Bài này chúng tôi tập trung vào các kiến thức về bệnh đau bắp chân ở trẻ em và 5 biện pháp khắc phục hiệu quả cha mẹ có thể tham khảo khi cần thiết.
Nguyên nhân dẫn đến đau bắp chân ở trẻ em
- Nguyên nhân thường gặp nhất gây cho trẻ bị đau nhứt chân là là do hệ xương của trẻ đang trong giai đoạn phát triển nhanh nhất là xương cẳng chân. Thông thường ở độ tuổi trẻ từ 8-13 hoặc sớm hơn nếu trẻ phát triển chiều cao tăng đột biến.
- Khi hệ xương phát triển quá nhanh trong khi các chất cần thiết cho sự phát triển của xương như sắt, canxi không được cung cấp kịp thời nên trẻ thường xuyên đau nhức ở cánh tay, cẳng chân, khi ngủ bứt rứt không yên.
- Ngoài ra có thể do xương phát triển quá nhanh làm hệ cơ phát triển không “theo kịp” (xương dài ra nhưng các sợi dây cơ chạy dọc theo ống xương không dài bằng) nên bị kéo căng ra gây đau bắp, bụng chân, tay hay còn gọi là đau cơ. Trẻ thường nhức mỏi vào ban đêm vì đó là thời điểm xương phát triển nhanh nhất.
- Chấn thương, va đập cũng có thể là nguyên nhân gây đau mỏi chân ở trẻ. Những tổn thương do va đập hay viêm nhiễm nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến gãy xương hoặc bong gân.
- Ngoài ra, đau mỏi chân ở trẻ em cũng có thể liên quan đến các bệnh lý như viêm khớp cấp tính, lao, viêm khớp mãn tính, rối loạn miễn dịch, viêm khớp cùng chậu…
- Trường hợp đau nhức chân ở trẻ em kèm theo dấu hiệu sốt cao kéo dài, chảy máu mũi hoặc sưng khớp gối, cơ thể mệt mỏi, đi đứng khó khăn, dễ té ngã,… đây có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh ung thư ở trẻ.
Các triệu chứng đau bắp chân trong kỳ tăng trưởng chiều cao ở trẻ
Các triệu chứng đau bắp chân ở trẻ em
- Các cơn đau khi trẻ đang lớn luôn tập trung vào cơ bắp chứ không phải các khớp. Hầu hết cơn đau xuất hiện ở mặt trước của bắp đùi, bắp chân, hoặc phía sau đầu gối.
- Đau nhưng các khớp không có những dấu hiệu như sưng, tấy đỏ, đau, hoặc ấm nóng
- Cơn đau khi đang lớn thường xuất hiện vào buổi chiều hoặc buổi tối trước khi đi ngủ, đôi lúc có thể khiến trẻ tỉnh giấc khi đang ngủ. Cường độ của cơn đau khác nhau với mỗi trẻ, và hầu hết trẻ không trải qua những cơn đau mỗi ngày.
5 biện pháp giúp trẻ hết bệnh đau nhứt bắp chân
Theo dõi các triệu chứng khi trẻ bị đau bắp chân
Khi trẻ bị đau nhứt bắp chân cha mẹ cần để ý đến trẻ nhiều hơn để có biện pháp khắc phục sớm nhất. Nếu trẻ đau nhiều và đau nhiều lần thì nên cho trẻ đi thăm khám bác sỹ để có biện pháp hỗ trợ và điều trị đúng cách.
Bổ sung chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Nếu không phải bệnh lý, do bé đang trong thời kỳ tăng trưởng chiều cao thì cha mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý ở trẻ. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là các thành phần giúp phát triển hệ xương như canxi, sắt, kẽm, magie…
Các thực phẩm giúp bé phát triển hệ xương tốt như thịt bò, trứng, các loại sữa, trái cây, các loại hải sản, thịt gà, các loại hạt…
Massage cho trẻ
Một số lưu ý dưới đây mà bậc phụ huynh có thể làm để giúp con giảm nhẹ cơn đau:
Xoa bóp các khu vực trẻ bảo bị đau, cho trẻ co duỗi, đặt miếng băng nóng vào các khu vực trẻ bị đau.
Tập thể dục
Nên khuyến khích trẻ tập thể dục hằng hằng để giúp trẻ vứa tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề và còn giúp trẻ phát triển hệ xương tốt cũng như giảm các triệu chứng đau nhứt cơ bắp.
Cho trẻ đi thăm khám bệnh
Nếu như đau bắp chân không phải vì thời kỳ tăng trưởng thì bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi có bất kỳ các triệu chứng nào dưới đây xuất hiện cùng với cơn đau: Đau dai dẳng, đau vào buổi sáng hoặc sưng hay tấy đỏ trong một khu vực cụ thể hoặc ở khớp, Bị sốt, đi khập khiễng, trẻ phát ban bất thường, chán ăn, ốm yếu, mệt mỏi…
Hãy cho trẻ đến chuyên khoa để được thăm khám đúng bệnh và có hướng điều trị kịp thời.
Cha mẹ nên chú ý đến thời kỳ trẻ đang lớn, có một số cha mẹ khi con nói đau chân cứ nghĩ rằng trẻ “làm giả” các cơn đau. Khi trẻ đau bạn đừng vội kết luận con mình “giả vờ đau” mà hãy kiểm tra thật kỹ, đưa trẻ đến bác sĩ để đánh giá tình trạng đau có phải do trẻ đang lớn hay bị bệnh tật gì không. Hãy hỗ trợ và bảo đảm các cơn đau khi trẻ đang lớn sẽ qua khi trẻ lớn lên, điều này cũng đồng thời giúp trẻ được thư giãn, thoải mái.
Đây là Quảng Cáo