Năm bao nhiêu tuổi bé ngừng phát triển chiều cao?
Hiện nay, chiều cao đang dần trở thành một trong những yếu tố quan trọng quyết định cơ hội công việc, tình cảm và nhiều vấn đề quan trọng trong cuộc sống. Do đó, ngày càng có nhiều người quan tâm và tìm kiếm các cách cải thiện chiều cao tăng lên nhanh chóng.
Tuy nhiên, khác với cân nặng có thể điều chỉnh bất cứ lúc nào thì chiều cao chỉ phát triển đến một giai đoạn nhất định. Vậy, chiều cao nam & nữ phát triển đến bao nhiêu tuổi? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết sau đây.
1. Các độ tuổi phát triển chiều cao
Có 4 giai đoạn phát triển chiều cao quan trọng của mỗi người từ lúc sinh ra tới trưởng thành là : bào thai, 0-3 tuổi, 3-13 tuổi và độ tuổi dậy thì. Trong đó giai đoạn từ 0-3 tuổi là giai đoạn phát triển chiều cao tốt nhất và thể hiện ra ngoại hình nhiều nhất. Nếu muốn đạt chiều cao tối đa cần nắm rõ các giai đoạn nầy để có chế độ dinh dưỡng phù hợp, lối sống lành mạnh, các bài tập kích thích cơ phát triển cũng như các nguy cơ nên tránh xa...
1.1. Giai đoạn thai nhi
Cần bổ sung đủ dinh dưỡng ngay từ giai đoạn thai nhi
Từ tháng thứ 2 của thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu hình thành cột sống, tay và chân. Tháng thứ 4, khung xương của thai nhi phát triển rất nhanh. Nếu được bổ sung đủ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai, em bé khi ra đời có xương chắc khỏe, tạo tiền đề vững chắc để đạt được chiều cao nổi bật khi trưởng thành.
Nếu thời gian này mẹ ăn ngủ tốt, tinh thần thoải mái, tăng khoảng 8 đến 15kg thì con sinh ra có thể đạt chiều cao là 50cm. Với chiều cao này trong tương lai trẻ sẽ cao khoảng 170cm.
1.2. Giai đoạn 0-3 tuổi
Từ 0 đến 3 tuổi là một trong 3 giai đoạn vàng phát triển chiều cao hiệu quả nhất, ở độ tuổi nầy trẻ có tốc độ tăng trưởng phát triển chiều cao vượt bật. Tăng chiều cao thêm 25cm nếu trẻ được chăm sóc tốt, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong năm đầu tiên, mỗi năm tiếp theo trẻ sẽ tăng thêm 10cm. Chiều cao của trẻ trong giai đoạn nầy chiềm khoảng 60% chiều cao của trẻ đạt được trong tương lai nằm ở mức 45cm.
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ, dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu thế nên trong giai đoạn nầy mẹ nên tạo cho bé một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng, tránh xa các chất kích thích. Kèm theo đó bố mẹ nên cho trẻ làm quen với một số môn thể thao, một số bài tập với chế độ hợp lý để kích thích chiều cao của trẻ phát triển vượt trội hơn.
Bổ sung thường xuyên các dưỡng chất phát triển chiều cao cho trẻ
Ở độ tuổi nầy bố mẹ cần thường xuyên bổ sung dưỡng chất cho trẻ phát triển chiều cao như :Canxi nano, Kẽm Nano, Vitamin D và các dưỡng chất khác....
Lưu ý ở giai đoạn nầy bố mẹ cần theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ từng tháng để có phương án kịp thời khi trẻ gặp vấn đề về sức khỏe. Sức đề kháng ở giai đoạn nầy của trẻ còn yếu nên bố mẹ cần lưu ý bổ sung thêm các dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng ốm vặt và các vấn đề liên quan đến sức khỏe khá. Từ đó trẻ mới có điều kiện tốt nhất để hấp thụ các chất dinh dưỡng được bổ sung.
1.3. Giai đoạn 3-13 tuổi
Trong giai đoạn này mỗi năm trẻ cao lên từ 5 – 7cm tương đối ổn định, cân nặng cũng tăng đều theo từng năm. Việc bổ sung dinh dưỡng đa dạng, khoa học vẫn phải được duy trì để giúp trẻ phát triển thể chất tốt và có đủ năng lượng để học tập hiệu quả. Bên cạnh đó, trẻ cũng cần được tạo điều kiện để vận động thể dục thể thao, nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe và giúp chiều cao tăng trưởng tốt.
Tạo điều kiện cho trẻ vận động thể dục, thể thao
1.4. Giai đoạn độ tuổi dậy thì
Con trai thường dậy thì muộn hơn con gái, con trai bắt đầu dậy thì từ 13 đến 18 tuổi.
Tuy nhiên, chiều cao của trẻ không tăng đều trong những năm này, sẽ có 1-2 năm chiều cao tăng vọt 8cm đến 12cm. Vì vậy, trong suốt những năm dậy thì, cha mẹ cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ của trẻ và khuyến khích trẻ vận động để đạt được chiều cao tối đa. Bên cạnh bổ sung các dưỡng chất như Canxi, Vitamin D và K thì ở giai đoạn này mẹ nên bổ sung thêm các vi khoáng như Chondroitin, DHA giúp các lớp sụn tiếp hợp phát triển, tăng khối lượng xương và giúp phát triển trí não.
Ở tuổi dậy thì, chiều cao sẽ được phát triển nhanh hơn
Sau độ tuổi dậy thì, cơ thể vẫn tiếp tục phát triển và hoàn thiện, đối với nam 25 tuổi chiều cao sẽ không phát triển nữa. Chính vì vậy, cha mẹ cần chú ý độ tuổi tăng chiều cao của nam để có biện pháp hỗ trợ tốt nhất cho con. Hãy chuẩn bị những kiến thức căn bản này để con được cao lớn và khỏe mạnh nhé.
1.5. Giai đoạn sau dậy thì
Chiều cao phát triển chậm dần và dừng lại. Lúc này, không có phương pháp nào để cải thiện chiều cao một cách tự nhiên được nữa, chỉ có phẫu thuật kéo chân mới có thể tăng chiều cao.
Tuy nhiên, phương pháp này vô cùng nguy hiểm, tốn kém chi phí, người phẫu thuật sẽ phải chịu đựng những cơn đau dữ dội, nằm bất động ít nhất là 6 tháng, sử dụng vô số loại thuốc giảm đau, kháng sinh, tập vật lý trị liệu để đi lại bình thường, không thể vận động mạnh một cách thoải mái hay chơi thể thao tự do.
Ngoài ra, vì phẫu thuật kéo chân đã khiến xương bị tổn thương nên các bạn có thể sẽ phải sống chung với các cơn đau nhức, tê cứng chân mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc vận động quá sức. Do đó, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định tăng chiều cao bằng phương pháp đau đớn này.
2. Chiều cao và cân nặng theo độ tuổi
Để nhận biết chiều cao, cân nặng của mình đã đạt chuẩn hay chưa, các bạn có thể theo dõi bảng chiều cao cân nặng theo độ tuổi năm 2019 dưới đây:
Từ 12 tháng đến 23 tháng
Nữ | Nam | ||||
Tháng | Cân nặng | Chiều cao | Tháng | Cân nặng | Chiều cao |
12 tháng | 9.2 kg | 74.1 cm | 12 tháng | 9.6 kg | 75.7 cm |
13 tháng | 9.5 kg | 75.1 cm | 13 tháng | 9.9 kg | 76.9 cm |
14 tháng | 9.7 kg | 76.4 cm | 14 tháng | 10.1 kg | 77.9 cm |
15 tháng | 9.9 kg | 77.7 cm | 15 tháng | 10.3 kg | 79.2 cm |
16 tháng | 10.2 kg | 78.4 cm | 16 tháng | 10.5 kg | 80.2 cm |
17 tháng | 10.4 kg | 79.7 cm | 17 tháng | 10.7 kg | 81.2 cm |
18 tháng | 10.6 kg | 80.7 cm | 18 tháng | 10.9 kg | 82.2 cm |
19 tháng | 10.8 kg | 81.7 cm | 19 tháng | 11.2 kg | 83.3 cm |
20 tháng | 11 kg | 82.8 cm | 20 tháng | 11.3 kg | 84 cm |
21 tháng | 11.3 kg | 83.5 cm | 21 tháng | 11.5 kg | 85 cm |
22 tháng | 11.5 kg | 84.8 cm | 22 tháng | 11.7 kg | 86.1 cm |
23 tháng | 11.7 kg | 85.1 cm | 23 tháng | 11.9 kg | 86.8 cm |
Bảng chiều cao, cân nặng từ 12 tháng đến 23 tháng
Từ 2 đến 12 tuổi
Nữ | Nam | ||||
---|---|---|---|---|---|
Tuổi | Cân nặng | Chiều cao | Tuổi | Cân nặng | Chiều cao |
2 tuổi | 12.0 kg | 85.5 cm | 2 tuổi | 12.5 kg | 86.8 cm |
3 tuổi | 14.2 kg | 94 cm | 3 tuổi | 14.0 kg | 95.2 cm |
4 tuổi | 15.4 kg | 100.3 cm | 4 tuổi | 16.3 kg | 102.3 cm |
5 tuổi | 17.9 kg | 107.9 cm | 5 tuổi | 18.4 kg | 109.2 cm |
6 tuổi | 19.9 kg | 115.5 cm | 6 tuổi | 20.6 kg | 115.5 cm |
7 tuổi | 22.4 kg | 121.1 cm | 7 tuổi | 22.9 kg | 121.9 cm |
8 tuổi | 25.8 kg | 128.2 cm | 8 tuổi | 25.6 kg | 128 cm |
9 tuổi | 28.1 kg | 133.3 cm | 9 tuổi | 28.6 kg | 133.3 cm |
10 tuổi | 31.9 kg | 138.4 cm | 10 tuổi | 32 kg | 138.4 cm |
11 tuổi | 36.9 kg | 144 cm | 11 tuổi | 35.6 kg | 143.5 cm |
12 tuổi | 41.5 kg | 149.8 cm | 12 tuổi | 39.9 kg | 149.1 cm |
Bảng chiều cao, cân nặng từ 2 tuổi đến 12 tuổi
Từ 13 đến 20 tuổi
Nữ | Nam | ||||
Tuổi | Cân nặng | Chiều cao | Tuổi | Cân nặng | Chiều cao |
13 tuổi | 45.8 kg | 156.7 cm | 13 tuổi | 45.3 kg | 156.2 cm |
14 tuổi | 47.6 kg | 158.7 cm | 14 tuổi | 50.8 kg | 163.8 cm |
15 tuổi | 52.1 kg | 159.7 cm | 15 tuổi | 56.0 kg | 170.1 cm |
16 tuổi | 53.5 kg | 162.5 cm | 16 tuổi | 60.8 kg | 173.4 cm |
17 tuổi | 54.4. kg | 162.5 cm | 17 tuổi | 64.4 kg | 175.2 cm |
18 tuổi | 56.7 kg | 163 cm | 18 tuổi | 66.9 kg | 175.7 cm |
19 tuổi | 57.1 kg | 163 cm | 19 tuổi | 68.9 kg | 176.5 cm |
20 tuổi | 58.0 kg | 163.3 cm | 20 tuổi | 70.3 kg | 177 cm |
Bảng chiều cao, cân nặng từ 13 tuổi đến 20 tuổi
Tuy nhiên, trước khi theo dõi bảng, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Bảng thống kê theo biểu đồ sau không hoàn toàn chính xác, có sự chênh lệnh ở một số khu vực và vùng miền, đặc biệt đối với trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.
- Hãy luôn nhớ trẻ nhỏ và thanh thiếu niên thường có những thay đổi lớn qua các giai đoạn tăng trưởng khác nhau. Trong thời gian này, các trẻ có thể đạt được chiều cao và cân nặng chuẩn nhưng cũng có thể giảm cân rất nhanh và thêm vài mm chiều dài thân chỉ sau một đêm. Điều này đặc biệt đúng đối với các bé gái vị thành niên đang trong giai đoạn thay đổi đáng kể về trọng lượng, thành phần xương, chiều cao và khả năng phân phối chất béo trong cơ thể.
Mỗi bé sơ sinh đều có mốc phát triển khác nhau
- Mỗi bé sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên đều có các mốc trưởng thành và phát triển khác nhau. Chế độ ăn kiêng dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên không được khuyến khích vì đây là giai đoạn cần nguồn dinh dưỡng thiết yếu để tăng trưởng về cân nặng và chiều cao của trẻ. Vì thế, nếu bé có tăng cân hơn, đừng vội áp dụng các biện pháp ăn kiêng như người trưởng thành.
- Trong năm đầu đời, trung bình bé sẽ tăng 1,8kg mỗi tháng và có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 6,35mm đến 12,7mm một tháng. Từ khi lọt lòng đến ngày sinh nhật đầu tiên, cân nặng của trẻ sẽ tăng gấp ba lần.
- Nếu bạn lo lắng về chiều cao và cân nặng của trẻ, hãy hỏi thêm ý kiến của các bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ gia đình để có những điều chỉnh phù hợp nhằm đạt được biểu đồ tăng trưởng theo chuẩn y tế cho đến khi con trưởng thành.
Cho đến sau 18 tuổi, vẫn có thể cao thêm được vài cm, với điều kiện là còn dải sụn tiếp hợp ở đầu các xương ống cẳng chân. Khi các dải sụn này biến mất (vì đã bị canxi hóa thành xương) cơ thể sẽ không cao thêm được nữa. Hiện tượng các dải sụn bị canxi hóa có thể xảy ra cùng với tiến trình mọc các răng cối cuối cùng (gọi là răng cắm) của lứa răng vĩnh viễn.
Những môn thể dục có tác dụng làm duỗi cột sống như bơi lội, xà đơn, bóng rổ, cầu lông… có thể giúp cải thiện ít nhiều về chiều cao. Thời gian tập trung bình từ 30 phút đến 1 tiếng/ngày, tập vào buổi sáng sớm là tốt nhất.
3. Độ tuổi ngừng phát triển chiều cao
Dễ dàng nhận thấy, chiều cao dù phát triển không ngừng khi ta còn nhỏ, có sự thay đổi rõ rệt ở giai đoạn dậy thì nhưng đến một độ tuổi nhất định, sẽ chính thức “dậm chân tại chỗ”. Sau độ tuổi này, dù ăn những thực phẩm nào, uống những sản phẩm hỗ trợ tốt nhất thì chiều cao vẫn không thể gia tăng.
Nguyên nhân là vì ở các đầu xương: Khuỷu tay, đầu gối của chúng ta có các phần sụn tăng trưởng. Sụn này dưới tác động của chế độ dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngơi sẽ không ngừng sản sinh để bồi đắp vào các đầu xương, giúp xương dài ra, chiều cao gia tăng.
Tuy nhiên đến một thời điểm nhất định, phần sụn tăng trưởng sẽ khoáng hóa hoàn toàn, cứng dần và bám chắc vào các đầu xương, báo hiệu chiều cao ngừng phát triển. Vậy, độ tuổi ngừng phát triển chiều cao ở nam và nữ là bao nhiêu?
Độ tuổi ngừng phát triển chiều cao ở nam và nữ là khác nhau
Độ tuổi ngừng phát triển chiều cao ở nữ
Theo thống kê, nữ giới sau khi kết thúc giai đoạn dậy thì (khoảng 18 tuổi) thì chiều cao gia tăng không đáng kể và đến độ tuổi 20 thì ngừng phát triển chiều cao.
Độ tuổi ngừng phát triển chiều cao ở nam
Thông thường, nam giới thường kết thúc quá trình phát triển chiều cao muộn hơn so với nữ giới vì dậy thì chậm hơn. Nhiều khảo sát đã được thực hiện và chứng minh, nam giới ngừng phát triển chiều cao vào khoảng năm 22 tuổi, muộn hơn 2 năm so với nữ giới.
Trong một số trường hợp đặc biệt, chiều cao vẫn sẽ tiếp tục phát triển sau 20 tuổi ở nữ và sau 22 tuổi ở nam. Tuy nhiên, số cm chiều cao tăng lên trong giai đoạn này cũng không đáng kể. Nếu nhận thấy sự tăng trưởng chiều cao diễn ra bất thường, cao đột biến trong thời gian ngắn dù đã hết tuổi cao thì rất có thể các bạn đã bị mắc chứng rối loạn tuyến yên khiến lượng hormone tăng trưởng được tiết ra quá nhiều. Lúc này, liên hệ các cơ sở y tế là việc cần làm kịp thời có phương án khắc phục bệnh lý sớm nhất, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Đây là Quảng Cáo