Đậu nành rang có công dụng gì với sức khỏe?
Một vài năm trở lại đây xu hướng ăn và uống nước đậu nành rang đang trở nên phổ biến. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem hạt đậu nành rang có tác dụng gì và cách sử dụng nó như thế nào là tốt nhất nhé.
1. Ăn đậu nành rang có tác dụng gì?
Hạt đậu nành khi rang khô có mùi thơm nhẹ, ăn rất thơm ngon lại không có vị béo, hạt đậu không cần tẩm ướp mà chỉ việc rang lên là có thể sử dụng. Chính bởi sự an toàn và dễ sử dụng mà nhiều người đã chọn nó là món ăn khoái khẩu.
Bạn có thể ăn hạt đậu nành tùy ý, có thể thay thế bữa ăn phụ và khi có cảm giác đói. Vậy ăn hạt đậu nành liệu có tốt cho sức khỏe nhiều hay không, chúng ta sẽ biết ngay sau đây.
1.1. Tốt cho hệ tim mạch
Đậu nành sau khi rang khô vẫn còn lưu giữ được nhiều thành phần dưỡng chất khác nhau như canxi, kẽm, sắt, chất xơ, vitamin A, B, C, những chất này đều tốt cho sức khỏe và đặc biệt là tốt cho hệ tim mạch.
Không riêng gì đậu nành rang, các chế phẩm khác từ đậu nành cũng giúp điều hòa huyết áp, loại bỏ cholesterol xấu, ngăn ngừa đột quỵ nhồi máu cơ tim...
1.2. Tác dụng giảm cân
Như đã nói, hạt đậu nành tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng hàm lượng của nó lại thấp hơn nhiều so với các sản phẩm tương tự. Quan trọng là khi rang khô, những thành phần dinh dưỡng này lại giảm đi phần nào, nhờ đó mà nó có tác dụng giảm cân thần kỳ.
Đậu nành rang khi ăn vào sẽ nhanh chóng tạo cảm giác no và no lâu, như vậy, nếu như ăn hạt đậu nành rang trước mỗi bữa ăn tầm 15 phút thì lượng thức ăn bạn nạp vào ở mỗi bữa sẽ ít hơn rất nhiều, từ đó dạ dày sẽ thu hẹp lại và giúp bạn giảm cân nhanh chóng và an toàn hơn.
1.3. Tốt cho làn da
Đậu nành có chứa chất chống oxy hóa cực mạnh giúp ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa làn da. Đậu nành còn kích thích cơ thể sản sinh collagen giúp làn da luôn được săn chắc, mịn màng, ngăn ngừa các nếp nhăn, tăng khả năng đàn hồ
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc bổ sung đậu nành ở mức vừa phải sẽ giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vú ở phụ nữ. Đây là một tác dụng của đậu nành sấy mà bạn không nên bỏ qua, ngay cả khi ăn vặt bạn cũng có thể lựa chọn cho mình loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Đối với những chị em có tiền sử người thân mắc bệnh ung thư vú thì nên tích cực ăn đậu nành sấy cũng như các chế phẩm khác của đậu nành để ngăn ngừa mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.
1.4. Tốt cho việc chuyển hóa xương
Đậu nành sấy hay bất cứ chế phẩm nào khác của đậu nành cũng đều có tác dụng tăng cường chuyển hóa xương. Tăng cường ăn đậu nành sẽ giúp làm giảm nguy cơ loãng xương, đặc biệt là ở phụ nữ.
Kết quả này được các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu và công nhận rộng rãi. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải tích cực ăn đậu nành thường xuyên mỗi ngày.
2. Ăn đậu nành rang như thế nào là hợp lý?
Đã là món ăn vặt thì với đậu nành rang bạn có thể tùy ý ăn lúc nào nếu muốn. Tuy nhiên đừng nên lạm dụng nó quá mức để đảm bảo kết quả được như ý nhất nhé.
Hạt đậu nành có thể thay thế trong bữa ăn phụ, thay thế những loại thức ăn nhiều dầu mỡ. Nếu bạn muốn giảm cân thì nên ăn nó trước bữa ăn chính khoảng 15 phút. Như vậy sẽ giúp quá trình giảm cân của bạn diễn ra hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sử dụng các chế phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, nước nấu đậu nành để uống.
3. Lưu ý khi ăn hạt đậu nành
Không phải hạt đậu nành quá ngon mà bạn cứ ăn tùy tiện là được. Dưới đây là những lưu ý khi ăn hạt đậu nành hoặc uống sữa đậu nành nhé
Dùng lâu dài đậu nành có thể gây một số phản ứng phụ như táo bón, đầy hơi, buồn nôn, tăng huyết áp, nổi mẩn ngứa ở một số người. Nếu dùng liều cao trong một thời gian dài sẽ không an toàn. Nó làm tăng trưởng một số tế bào bất thường trong tử cung.
Trẻ con sử dụng quá nhiều sữa đậu nành thay thế cho sữa có thể dẫn đến tình trạng khiếm khuyết dinh dưỡng do không đủ chất bổ.
Trong thời kỳ mang thai và đang cho con bú, chỉ nên sử dụng ít và dùng khi thấy cần thiết. Nếu dùng nhiều đậu nành khi mang thai có thể nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi.
Các nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng, do đậu nành có chứa nhiều genistein là một hormon thiên nhiên nguồn gốc thực vật (phytohormone), có thể tương tranh với estrogen trong cơ thể người phụ nữ, làm ảnh hưởng quá trình trưởng thành của trứng. Khi trứng đã kết hợp được với tinh trùng, thành phôi thì chất này gây khó khăn cho sự phát triển của phôi và là nguyên nhân gây sảy thai hoặc vô sinh.
Bên cạnh đó, đậu nành còn gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và khó thụ thai. Trong thời kỳ mang thai và đang cho con bú, chỉ nên sử dụng ít đậu nành và dùng khi thấy cần thiết.
Ở những bệnh nhân bị sạn thận nên tránh ăn uống đậu nành. Ung thư bàng quang cũng tránh dùng các chế phẩm từ đậu nành. Những người bệnh suy giáp cũng không sử dụng đậu nành vì sẽ làm bệnh xấu hơn. Bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng sẽ dễ tăng nguy cơ dị ứng với đậu nành, nhất là lớp vỏ đậu
Với bệnh ung thư vú, theo một số kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ảnh hưởng của đậu nành trên một số bệnh nhân ung thư vú nhưng cần theo dõi. Nguyên nhân có thể do đậu nành có phytoestrogen tác động như kích thích tố estrogen gây ra tương tác và có thể làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.
Khuyến cáo tốt nhất là nên tránh sử dụng sản phẩm đậu nành khi có tiền sử bệnh lý ung thư vú, buồng trứng và tử cung.
Đây là Quảng Cáo