Sữa chua đậu nành hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hoá
Rối loạn tiêu hóa là triệu chứng thường gặp ở nhiều bệnh. Với người lớn triệu chứng này hay gặp ở bệnh nhân viêm đại tràng. Bên cạnh việc điều trị, chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng để đẩy lùi triệu chứng này. Cùng tìm hiểu về tác dụng của sữa chua đậu nành trong việc xóa bay triệu chứng khó chịu này nhé!
1. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá
Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng rối loạn tiêu hóa, điển hình là do một số nguyên nhân như sau:
- Uống nhiều rượu bia: Đây là nguyên nhân thường gây ra triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở người lớn. Việc uống rượu bia lâu ngày sẽ làm cơ thể mất đi một lượng lớn men tiêu hóa, đồng thời dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Bên cạnh đó, uống rượu bia nhiều sẽ gây tổn thương niêm mạc ruột, dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Vì vậy nên thường sau mỗi cuộc nhậu với bia rượu, người bệnh thường gặp những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, chướng bụng, đầy bụng, đi ngoài phân lỏng vào sáng hôm sau.
Uống quá nhiều rượu bia cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiên hoá
- Lạm dụng thuốc kháng sinh: Đây là nguyên nhân thường xảy ra ở trẻ nhỏ, gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Một số loại thuốc kháng sinh đặc biệt dễ dẫn đến mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, phụ huynh hay cho con dùng thuốc bừa bãi, khiến bé bị rối loạn tiêu hoá. Nếu bệnh nhân dùng kháng sinh liên tục trong thời gian dài có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn và xảy ra hiện tượng đề kháng kháng sinh. Vì vậy, khi sử dụng thuốc kháng sinh, đặc biệt với đối tượng trẻ nhỏ, cần có chỉ định cụ thể từ bác sĩ.
- Chế độ ăn uống không hợp vệ sinh: Ăn uống không đảm bảo vệ sinh hoặc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột.
Ngoài ra, đối với trẻ em, vấn đề tiêu hóa có thể bắt nguồn từ việc phụ huynh lựa chọn thành phần thức ăn không phù hợp với lứa tuổi của trẻ, tâm lý trẻ bất ổn do học tập, thi cử,...
2. Triệu chứng thường gặp của rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa gây ra do sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa dẫn tới đau bụng và thay đổi về vấn đề đại tiện. Tuy không quá nguy hiểm nhưng dẫn tới một số khó chịu hàng ngày. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của chứng rối loạn tiêu hóa:
2.1. Rối loạn đại tiện
Hầu như tiến triển chậm, nhưng với mức độ nặng dần. Người bệnh thường cảm thấy đau nặng bụng từng cơn, khi thì táo bón, lúc thì tiêu chảy, việc đi đại tiện không đều đặn như trước. Bệnh nhân có thể bị táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại, hoặc cả hai thể táo bón và tiêu chảy xen kẽ thất thường.
2.2. Đau bụng
Đau bụng là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hoá
Đau bụng có thể đau sơ sơ, nhè nhẹ, lâm râm, quặn từng cơn, nặng bụng, sình bụng, xon xót, ran rát, đau như “dao cắt”. Đau có thể liên tục, nhè nhẹ suốt ngày, co thắt, nhức nhối từng cơn.
Người bệnh thường đau bụng dưới bên trái nhưng họ cũng có thể bị đau ở nhiều chỗ khác nhau. Đau cùng một lúc, hoặc mỗi ngày đau một chỗ khác nhau. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, cơn đau có thể lan ra sau lưng.
2.3. Đầy hơi
Khi bạn bị ợ hơi liên tục thì có thể bạn đã bị rối loạn tiêu hoá rồi đấy!
Bụng to căng như cái trống người bệnh ợ hơi liên tục hoặc “đánh rắm” liên miên. Bụng thường rất thon nhỏ vào buổi sáng khi mới thức dậy, nhưng rồi sau đó bụng “phì lớn” nhanh như người có bầu. Ngoài ra, một số bệnh nhân có những triệu chứng của bệnh đau dạ dày, với những cơn ợ chua, đắng hoặc hôi miệng, buồn nôn, nôn mửa, v.v…
Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có thể biểu hiện thông qua việc trẻ chán ăn, nôn trớ, quấy khóc,... Triệu chứng rối loạn tiêu hoá ở bà bầu tương tự như ở người lớn, nhưng thường xảy ra ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Một số triệu chứng khác của rối loạn tiêu hóa, bao gồm: ợ chua, đắng hoặc hôi miệng, buồn nôn, nôn ói,...
Nếu tâm lý người bệnh không tốt như buồn phiền, lo lắng, chán nản và u sầu có thể làm triệu chứng của bệnh nặng hơn.
3. Tác dụng của sữa chua đậu nành trong điều trị rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa có thể là triệu chứng của bệnh lý như viêm đại tràng,…Ở trẻ em thường gặp ở các bé suy dinh dưỡng do thiếu protein – calo, và đặc biệt là do tình trạng loạn khuẩn đường ruột do kháng sinh đang trở thành một nguy cơ phổ biến. Hoặc do uống kháng sinh dẫn tới tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và có ích.
Điều trị chứng tiêu chảy do loạn khuẩn và tái lập lại vi khuẩn bình thường ở đường ruột, khôi phục lại quá trình tiêu hóa và hấp thu tương đối phức tạp, nhưng dùng sữa chua đậu nành lại có tác dụng rất tốt đối với những trường hợp này.
Trong các thức ăn được chế biến từ đậu nành thì sữa chua là sản phẩm lên men của đậu nành được hấp thu dễ dàng và thích hợp với trẻ em, người già, những người rối loạn tiêu hóa và giữ được thế cân bằng của các vi khuẩn ở đường ruột.
Sữa chua có thể được chế biến từ hạt đậu nành hoặc từ bột đậu nành sống. Dùng sữa chua này bổ sung vào khẩu phần ăn của bệnh nhân rối loạn tiêu hóa và loạn khuẩn đường ruột rất có hiệu quả.
Sữa chua đậu nành sẽ giúp bạn dễ chịu hơn với chứng rối loạn tiêu hoá
Liều lượng cụ thể:
- Người lớn: Ngày uống 500 ml sữa chua, chia làm 2 bữa, uống vào lúc 8 giờ sáng và 15 giờ.
- Trẻ em từ 13 đến 20 tháng tuổi, ngày uống 150ml như trên.
Ngoài sữa chua, các bữa ăn khác của các cháu (như bột dinh dưỡng, cháo thịt, cháo đậu xanh…) vẫn đảm bảo bình thường. Kết quả có trên 90% tổng số bệnh nhân hết tình trạng loạn khuẩn đường ruột cả về dấu hiệu lâm sàng và vi khuẩn chí. Bệnh nhân hết đau bụng, đầy hơi, phân thành khuôn, đại tiện ngày một lần.
Dùng sữa chua đậu nành trị rối loạn tiêu hóa và đặc biệt là chữa tiêu chảy do loạn khuẩn đường ruột là cách chữa bệnh không dùng thuốc hiệu quả mà rất tốt cho sức khỏe.
4. Cách làm sữa chua từ đậu nành
4.1. Làm từ hạt đậu nành:
Công thức cho một lít sữa chua:
- Ðậu hạt 100-150g
- Đường 50-70
- Men (lactobacillus) 20g
- Nước vừa đủ 1 lít.
Làm sạch đậu, ngâm nước ấm 20-30C trong 6-8 giờ, đãi sạch vỏ, xay đậu nước (có thể xay qua máy xay vitamin, máy xay thịt quay tay, hoặc xay qua cối đá), lọc bỏ bã qua vải phin mỏng, cho đường vào theo tỷ lệ trên. Ðun dịch sữa 100C rồi để nguội 30-40C đánh men nhuyễn cho vào dịch sữa.
Đổ sữa vào cốc sạch và ủ ấm ở nhiệt độ từ 40-50C trong 2 giờ . Trường hợp không có tủ ấm có thể ngâm cốc sữa vào nước ấm hoặc ủ ấm 40C. Khi mặt sữa đông mịn đều là được. Có thể bảo quản sữa trong tủ lạnh 1-2 ngày.
4.2. Làm từ bột đậu nành sống
- Bột đậu nành sống 60-65g.
- Đường 50-70g.
- Men (lacctobacillus) 20g.
- Nước vừa đủ 1 lít.
Hòa tan bột đậu nành sống trong nước ấm 30-35C rồi lọc qua vải phin mỏng. Sau đó tiếp tục làm như các bước ở trên.
Đây là Quảng Cáo