Làm sao để con không ăn vạ
Con mới 2-3 tuổi nhưng đòi gì là đòi bằng được, không được thì lăn ra khóc hờn cả vài tiếng đồng hồ không dứt. Làm sao để sửa tính hay ăn vạ , mè nheo của con, bạn nên làm gì để con có cách ứng sử văn minh, hãy tham khảo các bí kíp sau để tham khảo thêm các phương pháp nuôi con nhé.
Một trong những điều khiến các du khách đến xứ sở mặt trời mọc trầm trồ là mức độ thấu hiểu, gần gũi giữa các thế hệ trong gia đình và trẻ Nhật hầu như không bao giờ “ăn vạ”. Một trong những lý do là truyền thống bố mẹ buộc phải trông nom con cái cẩn thận.
Những bà mẹ Nhật Bản luôn cố gắng vừa hoàn thành các công việc hằng ngày vừa chăm sóc con. Ba mẹ Nhật họ thường cũng luôn để con ở bên cạnh để trò chuyện với trẻ, giải thích mọi điều mình đang làm cho con biết. Điều này giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và cảm thấy mình tham gia vào mọi hoạt động trong đời sống hằng ngày của gia đình từ nhỏ. Kết quả, các bé thường biết nói trước khi biết đi.
Thường, 3 năm đầu đời, trẻ ở nhà với mẹ. Có nhiều trường trông trẻ ở Nhật nhưng hầu hết các bố mẹ đều thích tự nuôi dạy con nhỏ tại nhà hơn. Người Nhật cũng không thích giao con cho ông bà chăm.
Thông thường trong giai đoạn này, trẻ chưa có ý thức về những giới hạn cần thiết, vì thế rất dễ có phản ứng đòi hỏi và những nhu cầu ngày càng tăng. Trong việc này, việc đánh mắng là vô ích. Trẻ có thể chịu thua ban đầu, nhưng sau đó thì cần một sự đánh mắng mạnh bạo hơn và ta sẽ thấy dần dần trẻ không còn sợ nữa mà chuyển sang chuyện đối đầu.
Từ lúc còn nhỏ, trẻ Nhật được dạy cần biết chú ý đến cảm xúc của chính mình và những người khác, thậm chí cả cảm xúc của các đồ vật trong nhà. Chẳng hạn, nếu một bé trai trở nên ngang bướng và đập hỏng ôtô đồ chơi, mẹ bé sẽ không mắng con hư mà nói: “Xem con vừa làm gì kìa. Bạn ôtô đang đau đấy!”.
Ở Nhật việc nuôi, dạy con không phải chỉ có người mẹ đảm nhận mà các ông bố cũng sẵn sàng tham gia, dành nhiều thời gian nhất có thể cho trẻ. Trẻ em Nhật được đắm mình trong những cái ôm yêu thương và sự quan tâm của cha mẹ. Cha mẹ thường tránh la mắng con, không sử dụng các hình phạt kiểu sỉ nhục. Đồng thời, trẻ thường thật lòng hối lỗi khi làm những điều phiền lòng bố mẹ.
Trẻ em Nhật không ăn vạ bởi vì các em không bao giờ cảm thấy thiếu thốn tình yêu và sự chăm sóc của bố mẹ. Hơn nữa, từ khi còn nhỏ, trẻ đã học được các nguyên tắc sống trong một xã hội cộng đồng. Và cách nuôi dạy đó đã tạo nên những người con biết nghe lời, biết cư sử đúng mực.
Đây là Quảng Cáo