Tại sao bạn nên bổ sung sữa hạt vào bữa ăn hằng ngày?
Sữa là loại thức uống bổ dưỡng chứa rất nhiều chất tốt có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Sữa hạt gần đây đang được nhiều người sử dụng bởi sự thơm ngon và có nhiều hương vị khác nhau. Tại sao chúng ta nên uống sữa hạt mỗi ngày, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
1. Người có sức khoẻ bình thường có nhu cầu năng lượng như thế nào?
Năng lượng chuyển hóa cơ bản (NLCHCB): còn gọi là năng lượng tiêu hao khi nghỉ ngơi. Là năng lượng cần cho cơ thể tiêu hao trong điều kiện nghỉ ở nhiệt độ phòng không đổi 200C và nhịn đói (không ăn ít nhất 12 giờ). Đó là năng lượng cần thiết để duy trì các chức phận sống của cơ thể như hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, thân nhiệt. Nhu cầu chuyển hóa cơ bản (CHCB) của các cơ quan: Não (25%), hệ tiêu hóa, gan, thận (35%), cơ (20%), tim (6%), phần còn lại (14%).
Có nhiều cách tính nhu cầu năng lượng cơ bản:
- Theo Harris - Benedict:
Nam: NLCHCB = 66,5 + (13.75 x cân nặng (kg)) + (5 x chiều cao(cm)) - (6,78 x tuổi). Nữ: NLCHCB = 655,0 + (9.56 x cân nặng) + (1.85 x chiều cao) - (4,68 x tuổi).
- Công thức tính chuyển hóa cơ bản dựa theo cân nặng:
NHÓM TUỔI | CHUYỂN HOÁ CƠ BẢN (Kcal/ngày) | |
NĂM | NAM | NỮ |
0 - 3 | 60.9 x cân nặng (kg) - 54 | 61.0 x cân nặng (kg) - 51 |
3 - 10 | 22.7 x cân nặng (kg) + 495 | 22.5 x cân nặng (kg) + 499 |
10 - 18 | 17.5 x cân nặng (kg) + 651 | 12.2 x cân nặng (kg) + 746 |
18 - 30 | 15.3 x cân nặng (kg) + 679 | 14.7 x cân nặng (kg) + 496 |
30 - 60 | 11.6 x cân nặng (kg) + 879 | 8.7 x cân nặng (kg) + 829 |
>60 | 13.5 x cân nặng (kg) + 487 | 10.5 x cân nặng (kg) + 596 |
Bảng chuyển hoá năng lượng cơ bản theo cân nặng
Tổng nhu cầu năng lượng cần thiết = NLCHCB x hệ số hoạt động thể lực x (1 + hệ số nhiệt) + năng lượng tiêu hao cho tiêu hóa thức ăn.
- Hoạt động thể lực: Năng lượng cho hoạt động thể lực là năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động có ý thức của cơ thể. Hoạt động càng nặng thì mức tiêu hao năng lượng càng cao do tăng nhu cầu oxy cho cơ thể hoạt động, và tăng tải nhiệt cho cơ thể.
Bệnh nhân nằm viện | 1.1 |
Bệnh nhân nằm viện, vận động nhẹ | 1.2 |
Bệnh nhân đi lại bình thường | 1.3 |
Người bình thường | |
Ngồi nhiều, ít vận động | 1.4 - 1.5 |
(Nhân viên văn phòng, kỹ thuật viên xét nghiệm, luật sư, lái xe,...) | |
Ngồi nhiều vận động nhẹ | 1.6 - 1.7 |
(Bác sĩ, giáo viên, nội trợ,...) | |
Vận động bình thường | 1.8 - 1.9 |
(Công nhân công nghiệp nhẹ, công nhân xây dựng, nông dân, ngư dân) | |
Vận động nặng | 2 - 2.4 |
Bảng hệ số hoạt động thể lực
- Hệ số nhiệt: sốt làm tăng mức năng lượng chuyển hóa cơ bản lên 13% với mỗi độ trên 38oC.
- Năng lượng tiêu hao cho tiêu hóa thức ăn là năng lượng tiêu hao cho hoạt động tiêu hóa, hấp thu, và chuyển hóa các chất dinh dưỡng bao gồm cả hoạt động tổng hợp và dự trữ chất đạm, chất béo, chất bột đường. Năng lượng tiêu hao cho tiêu hóa thức ăn bằng 10% năng lượng tiêu hao cho hoạt động thể lực.
Sữa làm từ các loại hạt đang là xu thế tiêu dùng mới nổi trên thế giới
Theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng Việt Nam, để duy trì thể chất khỏe mạnh, trong bữa ăn hằng ngày, mỗi người trưởng thành cần nạp đủ 4 nhóm thực phẩm: nhóm bột đường (các loại ngũ cốc), nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu…), nhóm chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật), nhóm vitamin và khoáng chất (các loại rau, quả…).
Viện dinh dưỡng Việt Nam cũng khuyến nghị nên phối hợp cả thực phẩm giàu đạm động vật và đạm thực vật, bổ sung các loại hạt, đậu vào thực đơn hàng ngày, hoặc dùng thêm các loại sữa hạt (sữa hạnh nhân, hạt óc chó, đậu đỏ, đậu nành…) để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dinh dưỡng, cho cơ thể khỏe mạnh.
2. Đối tượng dễ bị thiếu chất
Vì nhiều lí do từ khách quan đến chủ quan nên trên thực tế, không phải ai cũng có thể tuân thủ theo khuyến nghị dinh dưỡng đủ 4 nhóm đạm – bột – béo – vitamin trong khẩu phần hằng ngày, điển hình nhất là 2 nhóm đối tượng: Nhân viên văn phòng và những người đang theo đuổi chế độ ăn kiêng khắt khe.
Nhân viên văn phòng hay những người bận rộn thường xuyên phải ăn ngoài để tiết kiệm thời gian, chưa kể đến việc bỏ bữa, ăn không đúng giờ, dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu chất, nhất là các loại vitamin và chất xơ. Nhóm người ăn kiêng hoặc mong muốn giảm cân nhanh cũng dễ bị thiếu tinh bột và đạm do theo chế độ low-carb, ít thịt, ít sữa.
Ăn kiêng quá mức, thói quen ăn không đúng giờ hoặc thường xuyên bỏ bữa… đều là những thói quen dễ dẫn đến việc mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất, gây suy nhược cơ thể cùng nhiều hệ lụy khác. Bên cạnh việc xây dựng lại chế độ ăn uống cân bằng và hợp lí, những bữa phụ với thực phẩm tốt cho sức khỏe cũng giúp duy trì thể chất khỏe mạnh và nạp thêm năng lượng cho cả ngày làm việc.
3. Cân bằng dinh dưỡng cho mọi người bằng việc bổ sung sữa hạt trong khẩu phần hằng ngày
Theo hướng dẫn về Dinh dưỡng của Australia (2013), các loại hạt, đậu và ngũ cốc có thể đưa vào cùng nhóm với các loại thịt, cá, trứng nhờ tương đồng về hàm lượng protein. Ngoài ra, những loại hạt như đậu nành, đậu đỏ, hạt hạnh nhân, hạt óc chó… còn rất giàu các loại vitamin và khoáng chất khác như: canxi, vitamin E, vitamin C, chất xơ,…
Sữa hạt ngày càng được nhiều người tin dùng và lựa chọn làm bữa phụ bổ sung dưỡng chất mỗi ngày
Hàm lượng dinh dưỡng trong sữa hạt:
- Lượng chất bột đường (carb) từ 15-45%, thấp hơn trong ngũ cốc.
- Lượng chất đạm, đặc biệt trong đậu, khá cao, trung bình từ 7-35%
- Lượng chất béo cao, đặc biệt axit béo không no nhiều nối đôi (polyunsaturated fat, PUF) như các axit omega 3, 6, 9.
- Nhiều chất xơ.
- Nhiều vitamin, khoáng chất, và nhiều chất chống oxy-hóa (anti-oxidants).
Giàu dinh dưỡng lại tốt cho sức khỏe là lý do sữa hạt ngày càng được nhiều người tin dùng và lựa chọn làm bữa phụ bổ sung dưỡng chất mỗi ngày.
Sử dụng hạt và sữa hạt còn giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch
Không chỉ là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sức khỏe mà sức hạt còn là nhân tố để cải thiện sắc đẹp, chống lão hóa sớm, tăng cường trí nhớ cho mọi lứa tuổi với nhiều công dụng như:
- Sữa hạt là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sức khỏe và sắc đẹp không chỉ cho người lớn mà cả trẻ nhỏ.
- Sữa hạt không cholesterol, không lactose, không casein.
- Sữa hạt rất giàu vitamin A, B, C, E, các khoáng chất (calcium, phosphor, potassium, magnesium,…), và acid béo tốt (lipid không bão hòa).
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể: Nguyên liệu làm sữa hạt chứa nguồn đạm dồi dào, giúp cơ thể khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng. Hạt óc chó giúp ngừa lão hóa, ổn định đường huyết và hệ tim mạch.
- Ngăn ngừa suy giảm trí nhớ, tăng cường tư duy: Sữa hạt giàu protein, omega 3 tốt cho hệ thần kinh trung ương, ổn định tinh thần tốt, tăng cường trí nhớ và giúp giảm áp lực, mệt mỏi. Theo nghiên cứu của Đại học Irvine ở bang California, Mỹ, hạt óc chó được mệnh danh là “vua của các loại hạt” nhờ giàu protein và Omega Dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng với hệ thần kinh trung ương, hỗ trợ dẫn truyền xung thần kinh, phát triển trí não, cải thiện trí nhớ và tăng khả năng tư duy.
- Nguồn cung cấp canxi cần thiết cho trẻ nhỏ: Sữa hạt là nguồn bổ sung vitamin D dồi dào, tăng cường phát triển cấu trúc xương và thúc đẩy phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ.
Nhờ thành phần dinh dưỡng giàu đạm, chất béo, vitamin, chất xơ, chất chống oxy-hóa, nói chung hạt và sữa hạt là nhóm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho con người.
Đây là Quảng Cáo