Có nên cho trẻ em uống sữa gạo không?
Sữa gạo là một loại "sữa không chứa sữa" được chế biến từ gạo, không có thành phần từ sữa động vật, làm cho nó trở thành một lựa chọn rất phổ biến cho những ai dị ứng với sữa động vật, trong khi vẫn cung cấp một số chất quan trọng cho cơ thể.
Thế nhưng, liệu sữa gạo có thật sự là lựa chọn tốt? Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này, hãy cùng Hoaquadaklak theo dõi tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về lợi ích và rủi ro khi cho trẻ dùng sữa gạo nhé.
Gạo là nguyên liệu chính làm nên sữa gạo
1. Độ tuổi được uống sữa gạo?
Sữa gạo được các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ trên 9 tháng tuổi mới dùng được và nếu trẻ 100% bắt buộc dùng sữa công thức thì chỉ nên cung cấp cho trẻ sữa gạo khi trẻ không sử dụng được các loại sữa công thức khác. Đơn giản vì sữa gạo không có chất dinh dưỡng như đạm, canxi… nếu mẹ vừa cho trẻ bú mẹ thì có thể kèm theo sữa gạo đi kèm.
Trẻ từ 9 tháng tuổi mới được sử dụng sữa gạo, với một lượng hợp lý
Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị cha mẹ chỉ nên cho trẻ uống sữa gạo khi không còn sự lựa chọn nào khác, còn nếu không bạn vẫn nên cho trẻ uống các loại sữa khác giàu dinh dưỡng hơn.
2. Lợi ích của sữa gạo đối với trẻ
Sữa gạo có nhiều lợi ích mà mọi người nên tham khảo
Dưới đây là một số lợi ích của sữa gạo đối với sức khỏe của trẻ:
– Trẻ tránh được các nguy cơ gây dị ứng từ sữa, trẻ có thể từ chối các loại sữa nhưng riêng sữa gạo thì không. Lấy từ nguyên liệu sạch, ít nhất mẹ cũng biết rõ về thành phần sữa khi cho trẻ uống.
– Sữa gạo chiết xuất từ thực vật nhưng cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như:
- Tinh bột, vitamin A, B, E giúp trẻ phát triển được thể chất, não bộ được ổn định và sức đề kháng dày dặn, miễn dịch được nhiều bệnh.
- Sữa gạo có nhiều chất axit béo giúp cải thiện thị giác cho trẻ, sữa gạo còn chứa nhiều chất xơ nên rất lợi cho tiêu hoá, giúp tiêu hoá nhanh chóng không hề bị táo bón ở trẻ, mà còn làm mát rất lợi tiểu nữa chứ.
- Trong gạo chứa protein giúp phát triển hệ xương, giúp xương chắc khoẻ hơn. Điều này rất quan trọng ở trẻ khi đang hoàn thiện cơ thể hơn.
– Sữa gạo có chất oxi hoá nên có khả năng chống lại được nhiều bệnh như: ung thư, thận, tiểu đường…cho trẻ sau này.
3. Những rủi ro khi cho trẻ sử dụng sữa gạo
Sữa gạo có nhiều lợi ích nhưng cũng có những nhược điểm kèm theo
Tuy là một loại sữa không gây dị ứng nhưng sữa gạo cũng tiềm ẩn một vài rủi ro nhất định.
- Không giống như sữa bò và sữa đậu nành, sữa gạo có rất ít chất đạm. Do đó, nếu trẻ uống sữa gạo thường xuyên hoặc dùng sữa gạo thay thế cho sữa bò, bạn nên chú ý bổ sung chất đạm cho trẻ thông qua các loại thực phẩm khác như thịt, trứng, các loại đậu.
- Theo bác sĩ nhi Jatinder Bhatia, Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, cho trẻ uống sữa gạo thường xuyên sẽ không an toàn vì hiện nay đang có nhiều lo ngại về lượng asen có trong các sản phẩm làm từ gạo có thể gây hại cho sự phát triển não bộ của bé. Do đó, bác sĩ khuyên rằng cha mẹ không nên cho trẻ dưới 5 tuổi uống sữa gạo quá thường xuyên.
- Ngoài ra, nếu trẻ nhỏ uống sữa gạo thường xuyên cũng rất dễ bị thiếu sắt, kẽm và những axit amin thiết yếu do các vi chất dinh dưỡng trong thực vật thường khó hấp thu.
- Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi sẽ cần một lượng chất béo nhất định nhưng sữa gạo không đáp ứng được nhu cầu này. Đã có không ít trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng, da xanh xao do chỉ uống sữa gạo và sữa yến mạch.
- Do sữa gạo có chứa nhiều carbohydrate và đường nên trẻ bị mắc bệnh đái tháo đường không nên dùng.
- Với những trẻ dưới 1 tuổi, sữa mẹ vẫn là sự lựa chọn tốt nhất và bạn không nên dùng sữa gạo để thay thế vì sữa gạo rất nghèo dưỡng chất, dễ gây thiếu chất.
4. Gợi ý cách làm sữa gạo cho bé yêu
Nếu bé cưng hay bị dị ứng hoặc bé tỏ ra chán sữa bò nên bạn quyết định cho trẻ dùng sữa gạo, bạn có thể chế biến loại sữa này theo phương pháp sau:
Nguyên liệu:
- Gạo lứt: 1 chén.
- Nước: 4 ly.
- Vani: 1/2 ống.
- Đường, muối.
Cách thực hiện:
- Bạn vo gạo thật sạch rồi cho vào nối nấu với chút muối. Lưu ý là bạn cần cho nhiều nước hơn so với nấu cơm gạo trắng. Để gạo lứt chín nhanh, bạn nên vo gạo và ngâm 30 – 45 phút trước khi nấu.
- Sau khi cơm chín, trộn cơm với nước và một chút đường, sau đó cho vào máy xay nhuyễn.
- Lọc hỗn hợp qua rây thật kỹ và bỏ xác cơm đi. Sau đó cho vào bình thủy tinh và bảo quản trong tủ lạnh.
Với công thức này, bạn có thể chế biến được khoảng 8 cốc sữa gạo. Để trẻ không bị thiếu hụt dinh dưỡng, bạn hãy cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm bổ sung tốt cho sức khỏe khác.
Đây là Quảng Cáo