fb
Giỏ hàng

Vì sao bạn nên rơ lưỡi cho bé?

Trong số những việc chăm sóc trẻ sơ sinh, việc rơ lưỡi cho con cũng không phải là việc dễ dàng vì bé thường khóc và không hợp tác với mẹ. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp con yêu loại bỏ lượng sữa còn thừa trên nướu, tránh được các bệnh về răng miệng ngay từ khi còn nhỏ.

1. Tại sao nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

Nếu bạn không chăm sóc răng miệng của con ngay từ nhỏ, bé thường sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì sức khỏe răng miệng khi lớn lên. Nếu lưỡi của trẻ không được làm sạch thường xuyên, nguy cơ nhiễm khuẩn và mắc bệnh do vi trùng tăng lên, dẫn đến nấm lưỡi, các bệnh nướu răng và các vấn đề nha khoa.

Tưa lưỡi
Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh giúp lau sạch lưỡi, làm sạch lượng sữa dư thừa, giảm mùi và hạn chế tích tụ vi khuẩn, giảm nguy cơ trẻ sơ sinh bị trắng lưỡi, tưa lưỡi. Tưa lưỡi là một trong những nguyên nhân khiến trẻ khó chịu, quấy khóc khi cảm thấy đau ở khoang miệng, từ đó cơ thể bỏ bú. Trẻ bị tưa lưỡi có thể lây qua cho mẹ khi bú khiến mẹ bị nhiễm nấm, dẫn đến đau rát núm vú rất khó chịu.  

Bạn nên làm vệ sinh lưỡi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 2 lần/ngày. Sau đó khi bé lớn lên, bạn có thể dạy con sử dụng chỉ nha khoa kết hợp với đánh răng để vệ sinh răng miệng, từ đó tạo thành thói quen chăm sóc răng miệng đều đặn.

2. Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

2.1. Thời điểm vệ sinh

Thời điểm thường là sau khi trẻ ăn sữa xong. Cần vệ sinh miệng để lấy đi các cặn sữa đọng lại trên bề mặt. Cặn sữa là những chấm nhỏ màu trắng xuất hiện trên niêm mạc lưỡi sau khi trẻ bú xong, không gây cảm giác đau đớn, dễ bong và trôi khi trẻ nuốt nước bọt. Cặn sữa thường do trẻ ngậm sữa đi ngủ hoặc do trẻ được nuôi bằng sữa công thức.

2.2. Cách thực hiện

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

2.2.1. Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

2.2.2. Cách rơ lưỡi cho trẻ từ 1 – 5 tuổi

Trẻ em từ 1 – 5 tuổi vẫn chưa thể tự chăm sóc tốt cho răng miệng của mình. Các bác sĩ khuyên bạn thường xuyên giúp bé đánh răng một cách nhẹ nhàng bên cạnh việc làm sạch lưỡi 2 lần/ngày. Bạn có thể sử dụng gạc rơ lưỡi hoặc bàn chải mềm có mặt chải lưỡi được thiết kế phù hợp với độ tuổi của trẻ.

trẻ 2 tuổi
Với trẻ từ 2 tuổi, bé có thể sử dụng kem đánh răng với lượng có kích cỡ của hạt đậu xanh

Khi con 2 tuổi, bé có thể sử dụng kem đánh răng nhưng bạn chỉ cho con dùng lượng kem có kích cỡ của hạt đậu xanh. Tuy nhiên, bạn nên nhắc nhở con không được nuốt kem dù nó có vị ngọt và mùi thơm. Luôn phải vệ sinh răng trước, sau đó lau lưỡi. Ngoài ra, việc tập cho con thói quen bảo vệ răng miệng ngay từ nhỏ là điều không nên bỏ qua.

3. Những lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

- Nên rơ lưỡi cho bé khi bé đói để tránh bé bị ói, thời điểm rơ lưỡi tốt nhất là vào buổi sáng, hoặc sau bữa ăn khoảng 2 tiếng đồng hồ.

- Khi thấy lưỡi bé có mảng bám mẹ đừng chà xát mạnh hay cố lấy nó ra điều này có thể làm lưỡi bé bị tổn thương dễ gây viêm nhiễm.

- Rơ lưỡi thật nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh khiến lưỡi trẻ bị nhiễm trùng.

- Khi rơ lưỡi cho trẻ phải trẻ trên tay, không nên để trẻ nằm ngửa.

- Miếng gạc rơ lưỡi phải qua tiệt trùng chấm nước muối sinh lý 0,9%.

Đến đây chắc các mẹ đã biết nên hay không nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh rồi đúng không nào. Chăm sóc trẻ sơ sinh là điều vất vả nhưng hạnh phúc, các mẹ hãy làm những điều tốt nhất để bé yêu nhà mình luôn khỏe mạnh nhé!

Đây là Quảng Cáo