Phân biệt mè đen và mè trắng? mè đen có tốt hơn mè trắng không?
Hạt mè hay còn gọi là hạt vừng, mè có hai loại là mè đen và mè trắng, thường được gọi là hạt vừng đen và vừng trắng. Chứa nhiều chất dinh dưỡng, dùng nhiều cho y học cũng như nấu ăn thường ngày.
Để phân biệt vừng đen và vừng trắng, cũng như loại nào sẽ tốt cho sức khỏe hơn, chúng ta hãy theo dõi bài viết sau đây nhé!
Phân biệt mè(vừng) đen và mè(vừng) trắng
Thật ra khi xét về hình dáng thì mè đen và mè trắng đều giống nhau, đặc điểm để chúng ta dễ nhân biết nhất bằng mắt thường đó chính là màu sắc của nó, mè(vừng) trắng có màu trắng, còn mè(vừng) đen có màu đen.
Mè đen và mè trắng
Vậy dùng mè đen hay mè trắng sẽ tốt hơn?
Hạt mè trắng
Trong mè trắng có chứa thành phần chất béo và chất đạm cao. Bên cạnh đó trong dầu mè trắng rất giàu Omega-3. Nhờ vậy, vừng trắng có tác dụng giảm cholesterol, hạ huyết áp và một phần giúp cải thiện khả năng nhận thức
Hạt mè trắng có chứa hợp chất Sesamin và Sesamolin, giúp bảo vệ gan và hạ huyết áp. Trong mè trắng có chứa các chất xơ vì vậy giúp ngăn ngừa táo bón rất hiệu quả. Hạt mè trắng có chứa nhiều vitamin E, B1, sắt, magie, và nhiều khoáng chất khác
Hạt mè trắng chính là loại thực phẩm chứa hàm lượng Vitamin E cao nhất. Trong 100g mè trắng thì chứa khoảng 5.14mg vitamin E.
Mè trắng cũng có vai trò rất quan trọng trong việc vải thiện vấn đề về thoái hóa khớp.
Trong mè trắng có chứa Mangan. Loại hợp chất này góp phần xây dựng cấu trúc enzym super oxyd dismuthase. Đó là một enzym quan trọng đối với vấn đề oxy hóa.
Mè trắng
Nhờ vậy mà giúp chúng ta chống lão hóa hiệu quả. Không những vậy, mangan còn góp phần vào quá trình tái tạo khung sụn. Hạt vừng trắng có tác dụng bổ ích cho xương tủy, dịch khớp.
Từ đó, người ta đã sản xuất ra dòng dầu mè trắng. Dầu mè trắng được sử dụng để bổ sung khi chế biến thức ăn, bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu thông qua chế biến thức ăn.
Hạt mè đen
Bạn có biết nguồn dưỡng chất từ những hạt mè đen đem lại cho chúng ta hay không? Những hạt mè đen là nguồn thực phẩm tuyệt vời chứa nhiều chất như đồng, sắt, canxi và chứa nhiều chất xơ. Trong mè đen cũng có chứa 2 hợp chất Sesamin và Sesamolin rất có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Các mẹ bầu hoặc mẹ đang cho con bú đều có thể ăn vừng đen để để có thể gián tiếp bổ sung nguồn dưỡng chất cho bé từ sữa mẹ.
Những giá trị dinh dưỡng từ những hạt mè đen mang lại cho chúng ta cực kì hữu ích.
Những dưỡng chất như chất đạm, lipit, gluxit (chất đường bột), calo, canxi đều có chứa trong hạt mè đen. Không những vậy, trong hạt vừng còn chứa các loại vitamin như: B1, niacin, vitamin B2 và các vitamin như: B1, Vitamin B2, niacin.
Đặc biệt trong hạt mè chứa hàm lượng Vitamin E rất lớn. Trong 100g mè đen thì chứa khoảng 5,14mg vitamin E.
Mè đen
Hạt vừng đen có tính ngọt, giúp sáng mắt, bổ sung trí não, có thể chữa lành vết bỏng, hoặc các vết sưng tấy. Vì vậy hiện nay có nhiều người chọn mua mè đen rất nhiều. Họ dùng hạt mè đen để làm bánh, nấu cháo, nấu chè. Rang mè và cho vào một số món ăn để tăng thêm chất dinh dưỡng cũng như trang trí để món ăn bắt mắt hơn.
Như vậy, mè đen hay mè trắng đều là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe từ người già đến trẻ nhỏ và còn là một loại dược phẩm phòng và chữa nhiều bệnh như suy nhược cơ thể, trị tóc bạc sớm, da xanh thiếu máu, đau đầu hoa mắt, chóng mặt, ù tai, ít sữa, táo bón, kiết lỵ…
Tuy nhiên, xét về hàm lượng dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh thì mè đen có nhiều ưu điểm hơn mè trắng. Do vậy, trong các bài thuốc đông y đa số thường sử dụng mè đen hay dầu mè đen nguyên chất làm thuốc chữa bệnh hay làm đẹp. Mè trắng, đa số được dùng trong chế biến thức ăn hay làm bánh.
Cách nấu chè mè đen thơm ngon bổ dưỡng cho cơ thể
Chè mè đen có vị ngọt thanh, béo mùi, sánh mịn cho người thưởng thức một cảm giác dễ chịu.
Đối với phụ nữ mang thai, chè mè đen giúp dễ sinh. Hạt mè đen chứa nhiều dầu, giàu protein, vitamin E, axit folic giúp bà bầu dễ dàng chuyển dạ. Bên cạnh đó, theo Đông y, bột sắn dây có tác dụng bổ khí huyết, tốt cho phụ nữ có thai
Nguyên liệu chuẩn bị
1 trái dừa già
100g mè đen
100g đường phèn
50g bột sắn dây
40g đậu phộng
10g gừng
Nguyên liệu chuẩn bị
Cách nấu chè mè đen
Bắc chảo lên bếp, cho mè đen vào rang 5-7 phút cho mè thơm lên, cho mè đen đã rang vào cối, đổ vào khoảng 300ml nước lọc và xay nhuyễn. Sau khi xay xong, bạn lọc cặn, bỏ đi phần xác.
Đậu phộng vào cùng với ½ muỗng cà phê muối và rang cho đến khi đậu phộng vàng, vỏ nứt ra. Sau đó, bạn bóc vỏ và giã nát (không cần quá nhuyễn).
Dừa bạn đổ riêng phần nước vào nồi còn phần cơm dừa thì bào sợi dài.
Nấu Chè: Đổ khoảng 500ml nước dừa vào nồi, cho bột sắn dây vào khuấy đều để bột được hòa tan trong nước. Tiếp theo, bạn cho đường phèn và gừng bào nhuyễn vào nồi.
Chè mè đen
Bắc nồi nước dừa này lên bếp đun trên lửa nhỏ. Trong quá trình đun, bạn nhớ khuấy đều tay để bột không bị vón cục và cháy xém dưới đáy nồi. Đun đến khi nào phần nước sệt lại là được.
Khi phần nước dừa và sắn dây đã sánh lại, bạn đổ phần nước mè đen đã lọc cặn vào. Lưu ý, vừa đổ vào bạn vừa khuấy đều tay. Tiếp tục khuấy đều tay khoảng 5 phút nữa cho đến khi nước mè đen và nước sắn dây hòa quyện vào nhau. Bạn có thể nêm nếm lại độ ngọt cho vừa với khẩu vị của mình và tắt bếp.
Trình Bày Và Thưởng Thức
Múc chè ra chén, rắc dừa đã bào sợi, gừng cắt sợi và đậu phộng lên trên. Lúc này, bạn đã thưởng thức được rồi đấy!
Thông tin thêm: 8 Tác dụng tuyệt vời của mè(vừng) đen đối với mẹ bầu
Liên hệ mua sản phẩm thông qua Zalo và Message hoặc gọi 0778985766
Đây là Quảng Cáo