Trái ca cao tươi chế biến như thế nào?
Chắc hẳn trước giờ bạn chỉ nghe đến bột ca cao, một loại bột làm nước uống truyền thống thơm ngon, bổ dưỡng đã bao giờ bạn tìm hiểu về trái ca cao tươi liệu chúng có ăn được không, liệu có ngon không và chế biến như thế nào để thành món ăn ngon nhất.
Trái ca cao tháng mấy thu hoạch
Khi cây trồng được khoảng 2 năm rưỡi thì có thể cho trái, nhưng thông thường từ 3 - 4 năm, trái sau khoảng 6 tháng kể từ ngày thụ tinh thì chín và bắt đầu thu hoạch.
Hái trái: hái khi trái thật chín, không nên để quá muộn vì hạt có thể nảy mầm bên trong trái. Còn nếu hái sớm quá thì có thể làm cho năng suất thấp và chất lượng sản phẩm không cao
Tùy vào vùng đất mà ca cao ra trái 1 mùa hay 2 mùa, vùng tây nguyên thì cây thường ra quả 1 mua duy nhất nhưng chất lượng sản phẩm thì tây nguyên được đánh giá là nơi có chất lượng sản phẩm cao nhất so với các vùng trồng ca cao. Ca cao có hai thời điểm ra hoa đậu trái hoàng loạt đó là khoảng tháng 4 đến tháng 5 sẽ thu hoạch vào tháng 10 - 11 và hoa ra tháng 10 đến tháng 11 sẽ thu hoạch vào tháng 3 - 6. Nhưng tuỳ vào điều kiện chăm sóc của chủ hộ, thời tiết hàng năm ở từng vùng, hoa ca cao sẽ ra sớm hoặc trễ hơn 1 tháng.
Trái ca cao khi bắt đầu chín thì màu xanh của vỏ trái chuyển sang màu vàng rồi vàng cam. Lưu ý: đừng để gối hoa (nơi ra hoa) bị tổn thương gây thiệt hại cho mùa sau, đồng thời cũng là tạo điều kiện cho các mầm bệnh xâm nhập vào cây. Do đó đối với những trái ngang tầm tay ta dùng dao cắt, còn những trái cao hơn thì dùng những dụng cụ hái trái để hái.
Đập trái lấy hạt: công việc đập trái láy hạt phải thực hiện ngay sau khi hái trái, không nên để lâu quá 4 ngày vì ca cao sẽ bị mất vị không ngon, thời gian từ đập trái cho tới lúc cho lên men không quá 24 giờ.
Hiện nay trên thị trường giá quả ca cao tươi bán lẻ khoảng 120.000 đến 150.000/kg nhưng rất hiếm chỗ bán
Cách ủ hạt ca cao lên men
Bước 1: Bỏ hạt vô thùng gỗ để ủ
Có nhiều phương pháp ủ nhưng thông thường nông dân thường làm bằng cách dùng thùng gỗ. Trước khi cho hạt vào, sau đó dùng lá chuối đậy lại phía trên. Cứ 48 giờ ta trộn một lần. Thời gian ủ từ 3 - 7 ngày (tùy theo giống) giống Criollo chỉ cần ủ 3 ngày, còn các giống Forastero và Trinitario thì phải ủ tới 7 ngày. Để biết hạt lên men xong hay chưa, ta dùng dao cắt ngang hạt xem nếu tứ diệp của hạt từ màu trắng hoặc tím chuyển sang màu nâu chocolate thì lúc ây hạt đã lên men xong.
Để biết hạt đă lên men đủ chưa, chúng ta có thể ngửi mùi của thùng ủ. Khi trộn nếu ngửi thấy mùi giấm thì hạt lên men chưa đủ, vào các ngày cuối khi ngửi thấy mùi giấm đã chuyển qua mùi amoniac (mùi hơi khai) thì hạt đã lên men đủ. Lúc này nếu cắt hạt ra thì màu tím đậm của Forastero và Trinitario đã chuyển sang màu tím nhạt hơi sậm lại thì là hạt đã lên men tốt. Lưu ý là màu tím của Trinitario khi chưa ủ có nhạt hơn của Forastero nhưng cũng còn đậm hơn so với hạt đă ủ xong.
Ủ xong đem xuống nước chà sạch cơm, xong đem phơi
Lưu ý: khâu ủ hạt lên men đóng vai trò rất quan trọng trong phẩm chất của hạt ca cao. Mùi thơm của ca cao chỉ phát tiết ra trong lúc ủ, nếu ủ không đúng cách, ủ chưa đạt tới đỉnh cao của lên men thì phẩm chất của hạt sút giảm rất nhiều. Khi ủ thì nhiệt độ bên trong thùng ủ có thể lên đến 50oC, phần ngoài thấp hơn, do đó mà việc trộn đều thùng ủ rất quan trọng và nhớ luôn giữ cho thùng ủ được nóng ẩm đều là tốt. Nếu để thùng lạnh hay ít nóng là sự lên men của hạt sẽ không đạt và có thể bị thối.
Phơi hạt
Hạt sau khi lên men được chà cho sạch rồi phơi khô để giảm ẩm độ từ 60 xuống còn 6 - 7% để tồn trữ. Thông thường người ta phơi bằng cách trải hạt một lớp mỏng trên đệm, phên tre... để phơi. Thường người ta làm một cái giàn phơi cách mặt đất khoảng 40 - 50cm để tránh heo, gà, vịt phá. Người ta phơi như thế khoảng 8 - 15 ngày thì hạt khô (tùy theo nắng nhiều hay ít). Sau khi phơi xong cần phải lựa hạt sâu bệnh để riêng và như thế chúng ta đã hoàn thành khâu sơ chế và đem bán.
Cách sử dụng trái ca cao tươi
Trái ca cao dầm đá
Từ thành phố Hồ Chí Minh xuôi về miền Tây, gần đến ngã ba Trung Lương, bạn sẽ thấy liên tiếp nhiều quán bán đặc sản miền Tây. Dưới những chùm nem xanh màu lá chuối là những thúng trái cây vàng vàng, đo đỏ. Đó chính là trái cacao tươi. Cacao được trồng tại miền Tây Nam Bộ từ cuối thế kỷ 19, nhưng chỉ đến 7-8 năm trở lại đây, trồng cacao dưới vườn dừa, vườn cây ăn trái mới trở thành phong trào mạnh ở Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long...
Từ hơn 1.000 năm nay, thế giới đã dùng hạt cacao để lên men thành bột cacao, thành bột sô-cô-la. Còn tại Tây nguyên… người ta trồng cacao để xuất khẩu đi nước ngoài, rồi chế ra món hột cacao tươi dầm đá luôn. Có lẽ công thức chế món này hiện là “độc nhất vô nhị”, chỉ có ở vùng núi tây nguyên mà thôi.
Loại mắc nhất là trái lớn, nhiều hột, cơm dày, trung bình một ký khoảng 2-3 trái.
Ai không ưa ngọt thì lựa trái vỏ vàng, ai ưa ngọt vừa thì lựa trái vỏ đỏ. Còn ai chuộng vị chua chua ngọt ngọt thì cứ trái vỏ xanh mà mua. Để ăn thì cực kỳ đơn giản: trái cacao cắt ngang, móc hết hột, lấy luôn lớp thịt (kế lớp vỏ) rồi trộn với đường, đá nhuyễn. Nếu thích ngọt và béo hơn, cho thêm miếng sữa đặc có đường. Khi trộn đều lên, bạn sẽ ngửi thấy một mùi rất thơm, thoảng chút nồng của nhựa tươi.
Phần cơm ngoài của hột ăn ngọt, dai dai, hơi dính răng. Bạn phải vừa ăn vừa nhả hột, tương tự như ăn bình bát vậy. Hột sau đó đem phơi khô, rang lên rồi xay mịn là bạn có luôn bột cacao nguyên chất. Món cacao dầm đá này thường được chị em yêu thích, nhất là khi ngồi đọc báo, xem tivi vừa nhấm nháp vị ngọt và mát của ly cacao.
Trái ca cao dầm hoa quả tươi
Nguyên liệu
- Dưa hấu
- Đu đủ
- Thanh long
- Quả ca cao tươi
- Sữa đặc
Cách làm
Cắt nhỏ các loại hoa quả và bỏ riêng ra từng chiếc bát.
Cắt đôi quả ca cao lấy hạt ca ca tươi bỏ ra dĩa
Trộn tất cả loại trái cây và hột ca cao lại , cho sữa đặc vào trộn đều lên rồi bỏ đá vào, nếu bạn dùng món này vào mùa nóng thì tuyệt vời lại bổ dưỡng nữa nhé.
Hi vọng bạn có thêm nhiều thông tin hơn về quả ca cao tươi nhé
Đây là Quảng Cáo