Những điều tuyệt vời từ sữa gạo lứt
Một số nghiên cứu khoa học nhận định rằng gạo lứt cũng như sữa gạo lứt là một loại thức uống chứa thành phần chất dinh dưỡng cao. Nó có khả năng phòng ngừa và điều trị nhiều căn bệnh ở trẻ em như bệnh tim, hen suyễn, loãng xương, tiểu đường, chống ung thư, ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn mạch máu…
Ngoài ra, loại sữa này còn có một số công dụng làm đẹp rất hữu dụng được rất nhiều phụ nữ yêu chuộng, là thành phần không thể thiếu trong quá trình giảm cân và chăm sóc da mỗi ngày. Với lượng vitamin dồi dào, nó giúp làn da các phụ nữ sau khi sinh luôn căng mịn đầy sức sống, ngăn ngừa tình trạng lão hóa da ở phụ nữ có tuổi. Nó còn giúp thanh lọc và làm mát cơ thể.
Sữa gạo lứt có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tăng cường sức khoẻ
1. Một số công dụng của sữa gạo lứt
1.1. Uống sữa gạo lứt để có một trái tim khỏe mạnh
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sử dụng gạo lứt có tác động làm giảm nguy cơ mắc phải các bệnh về tim mạch. Vì trong thành phần của gạo lứt có chứa các chất làm lưu thông máu một cách tốt hơn nhờ đó làm hạ đường huyết và giảm nguy cơ phát triển các lớp bám trên thành các mạch máu.
Bên cạnh đó, sử dụng sữa gạo lứt còn có tác dụng duy trì hệ thần kinh một cách minh mẫn. Trong gạo lứt có nhiều mangan bảo vệ sự điều hòa cảu thần kinh và gaba thúc đẩy hệ thần kinh vận động linh hoạt. Gạo lứt còn làm giảm các triệu chứng về hen suyễn bởi thành phần magie trong sữa rất cao. Magie có trong gạo lứt sẽ khắc chế các tác nhân gây ra chứng bệnh hen suyễn này.
Theo khoa học chứng minh uống sữa gạo lứt có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Là một thực phẩm giàu chất xơ và được biết đến là một thực phẩm tốt cho hệ tuần hoàn, gạo lứt có màu tím than là một thực phẩm tốt nhất để kiểm soát căn bệnh tiểu đường của bạn. Nhờ đó có thể giảm khả năng mắc các bệnh về tim mạch.
1.2. Giảm và lượng mỡ máu
Trong mỗi hạt gạo lứt có chứa một lượng tinh dầu nhất định. Tinh dầu đó có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu nên rất thích hợp cho những người muốn làm ổn định cơ thể. Bên cạnh đó gạo lứt còn có các chất xơ, tập trung ở những hạt gạo có màu đậm cũng có thể hỗ trợ cho quá trình làm giảm lượng cholesterol.
1.3. Tốt cho hệ tiêu hóa
Chất xơ có trong sữa gạo lứt giúp cho hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru
Chất xơ trong gạo có nhiều tác dụng, bên cạnh việc hỗ trợ hệ thần kinh còn có tác dụng đối với hệ tiêu hóa. Chất xơ làm cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, ngăn ngừa các hiện tượng táo bón, nhuận tràng, lợi tiểu. Sử dụng thường xuyên nhiều sữa gạo lứt bạn sẽ thoát khỏi nguy ung thư ruột kết vì chất hóa học trong gạo lứt có khả năng khắc chế các tế bào ung thư đơn giản ban đầu mà còn làm bổ máu và chống phong. Một công dụng tuyệt vời của gạo lứt nữa là ngăn ngừa tình trạng sỏi mật ở phụ nữ.
1.4. Chăm sóc cơ thể toàn diện nhờ sữa gạo lứt
Uống sữa gạo lứt mỗi ngày giúp làn da đẹp và thanh lọc cơ thể
- Sữa gạo lứt chứa hàm lượng lớn carbohydrate tự nhiên, được ưa thích tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam bởi tính thanh mát và bổ sung dinh dưỡng xanh cho cơ thể.
- Sữa gạo lứt rất tốt cho hệ tiêu hoá, giảm cholesterol, chống lão hoá, bổ sung vitamin nhóm B, magan, vitamin E…sử dụng mỗi ngày sẽ giúp làn da đẹp và thanh lọc cơ thể
- Theo ước tính, trong mỗi ly sữa gạo cung cấp khoảng 120 calo cho cơ thể, là nguồn năng lượng phù hợp giúp tăng cân hiệu quả. Ngoài ra, sữa gạo còn bổ sung cho cơ thể nhiều canxi, một số vitamin như vitamin A, D, B12 và các chất chống oxy hóa tăng cường miễn dịch.
2. Tự làm sữa gạo lứt có khó không?
Cách làm sữa gạo lứt khá đơn giản, ai cũng có thể làm được
- Trên một số diễn đàn, nhiều chị em đã chia sẻ với nhau công thức, cách chế biến và mua hạt về tự làm (homemade) sữa gạo cho các bé và cả gia đình cùng thưởng thức. Các loại sữa hạt nếu kết hợp với rau củ, trái cây cũng được nhiều gia đình yêu thích bởi màu sắc đẹp mắt và ngon miệng.
- Theo các chị em, cách làm sữa gạo khá đơn giản. Trước tiên là công đoạn nhặt sạch vỏ trấu, hạt gạo. Sau đó, cho gạo vào chảo, rang tới khi gạo bắt đầu có mùi thơm, hạt gạo bóng, vài hạt đã nở là vừa.
- Bước kế tiếp là đun sôi nước lã, đổ phần gạo đã rang vào, thêm đường phèn, khuấy đều, đun nhỏ lửa. Khi thấy hạt gạo đã nở, người ta có thể tắt bếp. Hoặc đặt bếp khác lên chảo, thêm nước, đun sôi, sau đó đổ phần gạo vào, khuấy đều, giảm nhỏ lửa, ninh cho gạo nhừ.
- Khi gạo đã nhừ, tắt bếp, đổ phần nước gạo đã ninh vào một nồi khác có chứa sữa, lọc qua rây để bỏ lại phần bã. Sau đó đun lại khoảng 5 phút là chín.
Đây là Quảng Cáo