fb
Giỏ hàng

Nguyên nhân chính xác gây bệnh bong da tay chân ở trẻ em là gì?

Trẻ em vốn có làn da nhạy cảm vì thế cần phải bảo vệ trẻ để tránh những trường hợp ảnh hưởng không tốt đến trẻ. Một trong những vấn đề thường gặp ở da trẻ em đó lad bệnh bong da tay chân ở trẻ em được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Bệnh bong da tay chân ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau, sau đây là 9 nguyên nhân gây bệnh bong da tay chân ở trẻ em phổ biến nhất. Ngoài ra còn có một vài thông tin rất hữu ích giúp bố mẹ hiểu hơn về căn bệnh này và từ đó có cách điều trị thích hợp nhất.

Bong tróc da tay chân ở trẻ em là nỗi lo lắng của cha mẹ 
Bong da chân ở trẻ em

Những nguyên nhân gây bệnh bong tróc da tay ở trẻ em

Nhiễm trùng, nhiễm nấm

Bệnh nấm da phổ biến nhất ở trẻ em đó là Kawasaki, những triệu chứng của bệnh xuất hiện đầu tiên ở các bộ phận như : mắt, môi, miệng, lưỡi, cổ họng. Sau đó, da ở tay và chân sẽ bị bong tróc, triệu chứng này xuất hiện vào giai đoạn thứ 2 kèm theo đó là : vàng da, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, đau sưng khớp, đau đầu, mệt mỏi,…

Bong tróc da tay chân ở trẻ sơ sinh

Làn da của trẻ sơ sinh sẽ thay đổi rất nhiều trong vài tuần đầu đời của bé mới sinh. Tóc của bé có thể thay đổi màu sắc và da chuyển sang đậm hoặc nhạt màu hơn có khi là da đỏ hoặc đen, trắng, khô bong tróc… do đó, tình trạng bong tróc là hoàn toàn bình thường. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, chẳng hạn như bàn tay, lòng bàn chân và mắt cá chân của bé con.

Bong da ở trẻ sơ sinh trong vài tuần đầu là điều bình thường
Bong da ở trẻ sơ sinh trong vài tuần đầu là điều bình thường

Thừa hoặc thiếu vitamin

Việc thừa hoặc thiếu vitamin cũng ảnh hưởng đến trẻ rất nhiều, thiếu hụt bất kỳ vitamin nào cũng sẽ dẫn đến khô da và cuối cùng là nứt nẻ, bong tróc da. ví dụ như: Sự thiếu hụt nghiêm trọng vitamin B3 (niacin) hoặc vitamin B7 (biotin) sẽ dẫn đến tình trạng da bị khô và bong tróc. Hoặc thừa quá nhiều vitamin A có thể gây độc cho cơ thể. Các triệu chứng của ngộ độc vitamin A bao gồm : da bong tróc, lòng bàn tay khô, góc miệng bị nứt, da khô sần sùi,…Mức độ nặng hơn bao gồm : rụng tóc, buồn nôn, ói mửa, buồn ngủ,..thậm chí là có thể đe dọa đến tính mạng.

Dị ứng với hóa chất

Bé bị dị ứng hóa chất
Bé bị dị ứng hóa chất
 

Sử dụng các chất tẩy rửa có tính tẩy mạnh như sữa tắm, xà phòng,…cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tróc da tay chân ở trẻ em.

Cháy nắng

Nếu mẹ không che chắn kỹ, bảo vệ cẩn thận da bé khi ra ngoài, da bé tiếp xúc với ánh nắng Mặt trời trong một thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng cháy nắng. Mức độ nhẹ là : sưng đỏ, rộp da, da sạm đen. Mức độ nặng hơn là: bong tróc da đến mức da bị lột từng mảng lớn.

Dị ứng

Da của trẻ vốn nhạy cảm, và đặc biệt là có những bé rất nhạy cảm dễ bị nổi dị ứng bởi thực phẩm như: trứng, sữa, hải sản,…hoặc là chỉ cần tiếp xúc với những vật dụng rất bình thường như : vải quần áo, giày, mỹ phẩm,….cũng có thể bị dị ứng. Biểu hiện thường gặp là : da bị ngứa, nổi mẩn đỏ, nổi mề đay, bong tróc da,…ở những vị trí tiếp xúc với chất dị ứng.

Chàm da

Trẻ bị chàm da cũng có biểu hiện da luôn bị đỏ và ngứa, bên cạnh đó cũng thường bị bong tróc da. Càng tiếp xúc với các chất kích thích, chất dị ứng như thuốc tẩy rửa thì tình trạng tróc da tay chân ở trẻ em càng nghiêm trọng hơn.

Chàm da gây bong da ở bé
Chàm da gây bong da ở bé

Hội chứng APSS

Đây là hội chứng di truyền và không ảnh hưởng đến sức khỏe, nó là một hội chứng rối loạn da, trong đó lớp da trên cùng bị bong ra từng mảng một. Lớp da bị bong tróc chủ yếu là ở tay và chân, nó không gây đau. Nếu da bị cọ xát hoặc ở trong nhiệt độ cao sẽ làm cho tình trạng bong tróc trở nên tồi tệ hơn.

Do tác dụng phụ của thuốc

Thuốc tây

Có một số thuốc gây tác dụng phụ, vì thế trẻ cũng có thể bị bong tróc da tay nếu sau khi uống một loại thuốc nào đó.

Làm gì khi bé bị bong tróc da tay chân

Ngoài ra nếu không rõ nguyên nhân, bố mẹ nên cho trẻ đi khám để bác sỹ chuẩn đoán đúng bệnh có hướng điều trị phù hợp nhất.

Đây là Quảng Cáo